Học sinh lớp 6 thiết kế, gọi vốn bằng dự án nhà cho mèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/10/2022 | 3:47:08 PM

Trước giáo viên và hai phụ huynh trong vai nhà đầu tư, Thiên Ân dõng dạc thuyết minh về dự án nhà mèo, sau đó gọi vốn một triệu đồng.

Bùi Hoàng Thiên Ân thuyết trình về sản phẩm nhà mèo của nhóm, chiều 18/10.
Bùi Hoàng Thiên Ân thuyết trình về sản phẩm nhà mèo của nhóm, chiều 18/10.

Chiều 18/10, Bùi Hoàng Thiên Ân, học sinh lớp 6 Toronto, trường Phổ thông Dewey (quận Cầu Giấy), cùng bốn thành viên trong nhóm hào hứng giới thiệu ngôi nhà cho mèo, được làm bằng bìa carton - dự án đầu tiên trong môn học MDE (Maker - Design - Engineering: Sản xuất - Thiết kế - Kỹ thuật).

Sản phẩm của nhóm Thiên Ân được sơn màu hồng bắt mắt với hai chiếc cột, dây thừng và bông để mèo chơi. Em cho biết điểm đặc biệt của ngôi nhà là không tận dụng hình dạng chữ nhật vốn có của bìa carton. Thay vào đó, nhóm uốn và ghép các tấm bìa thành hình vòm, nhằm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. Theo Ân, kết cấu của ngôi nhà bằng bìa carton có thể chịu được trọng lượng của mèo 1-3 kg. "Đây là dự án đầu tiên nên em rất hào hứng. Ngoài bìa carton được cô giáo phát, bọn em dùng tiền tiết kiệm để mua thêm đồ trang trí như bông, sơn và xốp màu", Ân kể.

Để hoàn thành sản phẩm này, 15 học sinh của lớp 6 Toronto được chia thành ba nhóm, lần lượt trải qua các bước trong bốn tuần: gợi mở vấn đề, lên ý tưởng và trình bày sản phẩm. Với Ân, em thích nhất ba tuần được trực tiếp làm sản phẩm, dù ngôi nhà làm bằng carton chưa vững, phải dán keo nhiều lần khiến nam sinh bị bỏng.

Cô Đoàn Thị Lâm Oanh, trường Phổ thông Dewey, cho biết MDE là môn học mới, được xây dựng dựa trên giáo trình của trường Mount Vernon (Mỹ). MDE tương tự với STEM (Science: Khoa học, Technology: Công nghệ, Engineering: Kỹ thuật và Math: Toán học) về tư tuy nền, nhưng MDE định hướng tư duy thiết kế nhiều hơn, nhằm tìm kiếm và đưa ra giải pháp cho một đối tượng trong vấn đề cụ thể.

Chương trình MDE kéo dài xuyên suốt 36 tuần của năm học, mỗi tuần hai tiết (tổng 80 phút). Học sinh được trải qua bốn dự án lớn với các chủ đề có độ khó nâng dần. Cô Oanh cho biết làm nhà mèo là dự án nhập môn, giúp học sinh làm quen với lý thuyết và nền tảng của môn học, sau đó các em lần lượt được làm sản phẩm liên quan chuyển động, tự động hóa và điện.

Trong suốt quá trình thực hiện sản phẩm, tại mỗi công đoạn, học sinh sẽ được nghe các nhóm trình bày ý tưởng, sau đó phản hồi theo mô hình 1:1:1. Cô Oanh giải thích đây là cách gọi cho phương pháp phản hồi ba bước gồm đưa ra lời khen, đặt câu hỏi và nhận xét theo hướng xây dựng. 1:1:1 là một trong những yếu tố của phương pháp giáo dục MDE, bên cạnh định hướng tư duy thiết kế.


Sản phẩm nhà mèo của nhóm 2, lớp 6 Toronto. 

Sau khi thuyết trình về sản phẩm trước cả lớp, các nhóm bước sang phần gọi vốn. Hai phụ huynh trong vai các nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi và yêu cầu nhóm giải thích về sản phẩm, mục đích thiết kế và lý do bài trí các chi tiết, tính khả thi khi ứng dụng thực tế. "Nhóm mong muốn có thể đưa mô hình ra đời thực, chuyển vật liệu từ bìa carton thành gỗ", Ân cho biết và thành công kêu gọi đầu tư một triệu đồng (30% của ba triệu) từ nhà đầu tư.

Cùng lớp với Thiên Ân, Ngô Thế Quang cũng đại diện để chia sẻ về mô hình nhà mèo của nhóm mình. Quang đánh giá sản phẩm của nhóm có kết cấu cơ bản với hai tầng, chú trọng tính hữu dụng và các yếu tố nội thất khi có chuẩn bị cột cào móng, cây cỏ mèo.

Trong vai trò nhà đầu tư, chị Nguyễn Thùy Linh ấn tượng với chất lượng, hình thức sản phẩm và khả năng thuyết trình của các học sinh lớp 6. Chị Linh cho biết có ba con đang học phổ thông, nhưng lớp của con chị chưa triển khai môn học MDE. "Hy vọng các con tôi sắp tới cũng được trải nghiệm các hoạt động thú vị này", chị Linh nói và quyết định đầu tư theo lời kêu gọi của hai nhóm.


Ngô Thế Quang, học sinh lớp 6 Toronto, đại diện nhóm thuyết trình về sản phẩm nhà mèo, chiều 18/10. 

Cô Lâm Oanh cho biết với MDE, để đánh giá học sinh chính xác, ngoài kết quả còn phải căn cứ vào quá trình làm việc nhóm, lên ý tưởng và khả năng tìm kiếm thông tin. Theo cô giáo, thành quả của môn học cũng không thể nhìn thấy ngay, nhưng sẽ dần dần tác động đến tư duy, kỹ năng sống của học sinh.

"Các em sẽ được dạy cách đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, lên ý tưởng và kiên trì theo đuổi. Không chỉ là kiến thức và mục tiêu cần đạt của môn học, tôi nghĩ đây đều là những kỹ năng sống quan trọng", cô Oanh nói.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Lê Minh Tú tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội với tấm bằng cử nhân xuất sắc.

5 năm sau khi tham gia Đường lên đỉnh Olympia, Minh Tú trở thành thủ khoa đầu ra trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam.

Mong muốn các bạn có thêm hứng thú khi học môn Lịch sử, Thúy An và Diệp Linh thiết kế phần mềm “Tra cứu lịch sử Việt Nam”.

Phần mềm “Tra cứu lịch sử Việt Nam” của cặp nữ sinh tóm tắt các sự kiện, thông tin nhân vật lịch sử ngắn gọn, giúp người học dễ nắm bắt và ghi nhớ lâu hơn.

Dương Thị Hồng Nhung giành suất học bổng toàn phần trị giá 1 tỷ đồng đến từ Chính phủ Trung Quốc tại tại Trường ĐH Sư phạm Bắc Kinh.

Không chỉ tốt nghiệp thủ khoa song bằng loại xuất sắc ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Dương Hồng Nhung còn giành được suất học bổng toàn phần trị giá 1 tỷ đồng đến từ Chính phủ Trung Quốc.

Với 325 điểm, giải Nhất Tuần 1 thuộc về Đỗ Đức Anh

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 đã bắt đầu với luật chơi mới. Số phát sóng đầu tiên được khán giả quan tâm, bình luận nhiều xoay quanh sự thay đổi luật chơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục