Nỗi sợ rừng
- Cập nhật: Thứ năm, 22/4/2010 | 2:27:17 PM
Chị tôi sau đợt đi tình nguyện đầu tiên đến Hương Lâm, Hương Khê, Hà Tĩnh đã kể lại. Tối đi giao lưu văn nghệ, ngày đắp đường, giúp đỡ bà con, dạy học. Giữa núi rừng mênh mông này, cái nghèo hiển hiện rõ trước mắt, từ mái nhà đến bữa cơm, từ tấm áo rách đến bàn chân đất...
Đàn ông trai tráng vào sâu trong rừng đi gỗ, mỗi chuyến đi có khi dài đến vài ba tháng. Lũ trẻ hay phải ở nhà một mình, thành ra có các chị đến là tíu tít, rất đáng yêu.
Bài tập trên lớp mà thầy giáo đưa ra là vẽ những điều em nghĩ. Chị dừng lại trước bức tranh của một cậu bé. Bức tranh vẽ mấy chú gà đang ăn bên ngôi nhà nhỏ, có bố mẹ và ba đứa trẻ. Chị hỏi:
- Sao em không vẽ cây, vẽ núi rừng vào?
Em bé im lặng một lúc lâu rồi chỉ sang bên cạnh:
- Em không thích rừng. Bố thằng Páo bữa trước đi rừng bị rắn hổ mang cắn chết nên bây giờ nó không có cha...
Nỗi nghèo khó thể hiện trong những xóm nhà vắng lặng, những đứa trẻ mồ côi. Chúng tôi có thể làm được gì cho những cậu học trò bé nhỏ? chị biết rằng, nếu không có điều gì đổi thay nơi đây thì những cậu bé sẽ phải quên đi nỗi sợ rừng, bởi rằng các em sẽ lớn lên và sẽ lại đi rừng và đó là con đường mưu sinh duy nhất...
Nguyễn Phương Thảo - Trường THCS Tô Hiệu – thị xã Nghĩa Lộ
Các tin khác
Đến trường thật sớm vào ngày cuối năm. Dừng lại trước cổng trường, mỉm cười khi nghĩ lại hình ảnh cái đứa mới chỉ cách đây mấy ngày thôi vẫn còn đi học muộn, hứa hẹn với bác bảo vệ "Đây là lần cuối cùng" để bác không phạt quét sân trường, để "cứu vãn" điểm thi đua của lớp...
Tôi vào lớp một. Mẹ là người lo lắng nhất. Ba đi làm xa nhà, mẹ phải một mình chuẩn bị cho tôi hành trang trên con đường tới lớp. Tôi vẫn nhớ vào ngày trước hôm khai giảng, mẹ đã đan cho tôi một túi đựng bút để khỏi bị rơi và tôi đã luôn đeo nó trên cổ. Nhưng tính tôi lại nghịch ngợm, hay quên nên toàn để mất cả bút lẫn túi đựng. Mỗi lần như vậy, mẹ lại cặm cụi đan cho tôi một cái túi khác và không quên dặn dò tôi cẩn thận hơn.