37 tỉnh, thành phố chọn xong sách giáo khoa lớp 4, 8, 11

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/5/2023 | 7:30:55 AM

Còn lại 26 địa phương đang đợi thẩm định giá từ Bộ Tài chính để quyết định lựa chọn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hiện đã có 37/63 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã chọn xong sách giáo khoa các lớp 4, 8, 11.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 8, lớp 11 và môn Lịch sử lớp 10.

Danh mục sách giáo khoa lớp 8 năm học 2023-2024 bao gồm 42 đầu sách của các môn học, thuộc các bộ: Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo.

Danh mục sách giáo khoa lớp 11 gồm 54 đầu sách của các môn học, thuộc các bộ: Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo.

Các bộ sách được biên soạn bởi: NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Huế, Công ty cổ phần Phát triển giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Xuất bản phẩm Victoria…

Đối với lớp 10, có 2 sách giáo khoa môn Lịch sử được phê duyệt thuộc bộ Cánh diều của NXB Đại học Sư phạm và bộ Chân trời sáng tạo của NXB Giáo dục.

Trên cơ sở danh mục sách giáo khoa được Bộ GD&ĐT phê duyệt, Sở GD&ĐT Hà Nội đã hướng dẫn các nhà trường tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đề xuất danh mục sách giáo khoa mới để hội đồng lựa chọn sách giáo khoa thành phố phê duyệt.

Căn cứ các đầu sách đã được phê duyệt, các nhà trường sẽ phổ biến, hướng dẫn giáo viên đưa vào giảng dạy từ năm học mới 2023-2024.

UBND TP Hồ Chí Minh cũng vừa ban hành quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 sử dụng trong các cơ sở giáo dục từ năm học 2023-2024.

Theo quyết định của UBND TP Hồ Chí Minh, bộ sách giáo khoa lớp 11 được phê duyệt có tổng cộng 15 môn với 62 bộ sách; lớp 8 có 11 môn với 36 bộ sách. Trong khi đó, ở lớp 4 có 27 bản sách giáo khoa được phê duyệt. Danh mục sách giáo khoa lớp 8 được phê duyệt với 11 môn và 36 bộ sách. Danh mục sách giáo khoa lớp 11 gồm có 15 môn với 62 bộ sách.

Ngoài ra, đối với công tác chuẩn bị thẩm định, biên soạn sách giáo khoa lớp 5, 9 và 12, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tiếp tục chú trọng, nâng cao chất lượng biên soạn nội dung sách giáo khoa các lớp cuối cấp. Bộ tổ chức họp với đại diện các tổ chức biên soạn sách giáo khoa, tổng chủ biên, chủ biên biên soạn bản mẫu sách giáo khoa lớp 5, 9 và 12 để triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng bản mẫu sách được biên soạn và đề nghị thẩm định.

(Theo VTV)

Các tin khác
Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT tại thị xã Nghĩa Lộ.

Ngày 11/5, Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức kiểm tra công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục (PCGD) THCS mức độ 2 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Đại diện Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tư vấn cho học sinh về thông tin tuyển sinh năm 2023 của trường.

Để tuyển được thí sinh phù hợp, nhiều trường có đào tạo ngành sư phạm tự tổ chức hoặc sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.

"Không giảm ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, bài bản, đảm bảo mục tiêu thực hiện xã hội hóa cũng như phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở" - Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về vấn đề học phí và sách giáo khoa năm 2023 - 2024, diễn ra chiều 10/5, tại Trụ sở Chính phủ.

Tư vấn hướng nghiệp và ký cam kết 4 bên tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Đào tạo nghề, tạo việc làm, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp không chỉ là chủ trương của tỉnh khi triển khai Nghị quyết số 22/HĐND tỉnh về một số nhiệm vụ giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 mà còn là nhu cầu cấp thiết của lực lượng lao động, người sử dụng lao động. Đẩy mạnh liên kết "4 bên” để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động là việc Trường Cao đẳng Yên Bái đã và đang làm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục