Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/3/2024 | 7:43:38 AM

YênBái - Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái là 1 trong 40 trường nghề trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư thành trường nghề chất lượng cao. Để tìm hiểu về quá trình, kết quả cũng như các giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đỗ Duy Thái - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

Ngành công nghệ ô tô cấp độ ASEAN sẽ được Trường Cao đẳng Nghề
Yên Bái bắt đầu được tuyển sinh trong năm học 2024-2025.
Ngành công nghệ ô tô cấp độ ASEAN sẽ được Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái bắt đầu được tuyển sinh trong năm học 2024-2025.

P.V: Đến thời điểm này, công tác xây dựng trường chất lượng cao của nhà trường đã đạt được những kết quả gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Đỗ Duy Thái: Từ nhiều năm nay, việc thực hiện các yêu cầu của trường chất lượng cao tại nhà trường gặp một số khó khăn: quy mô đào tạo chưa đạt số lượng; đội ngũ nhà giáo có chứng chỉ kỹ năng nghề để giảng dạy thực hành trình độ cao đẳng hoặc văn bằng, chứng chỉ tương đương trở lên chưa đạt tỷ lệ 70%; một số nghề thiết bị đào tạo chưa đạt mức tương đương công nghệ tiên tiến áp dụng tại doanh nghiệp... Thẳng thắn nhìn nhận khó khăn để có phương hướng khắc phục, đến nay, nhà trường đã đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 95/QĐ-VPTĐTNL, ngày 04/12/2020 của Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực. 

Số điểm tự đánh giá các tiêu chí đạt 64/100 điểm (yêu cầu đạt từ 80 điểm trở lên). Nhà trường sẽ tiếp tục duy trì 16 tiêu chuẩn đã đạt trong năm 2023 và thực hiện cải thiện 5 tiêu chuẩn ở mức chưa đạt, dự kiến năm 2024 đạt 84/100 điểm. Đến cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025 sẽ thực hiện đăng ký để đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao.


P.V: Được biết, các trường chất lượng cao có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo tiêu chuẩn ASEAN và tiêu chuẩn quốc tế. Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã triển khai công tác này như thế nào?

Đồng chí Đỗ Duy Thái: Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đầu tư đào tạo 1 nghề đạt cấp độ quốc tế, 4 nghề đạt cấp độ ASEAN. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhà trường đã chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà xưởng, bồi dưỡng đội ngũ tuyển dụng, giảng viên; tích cực liên kết, phối hợp với doanh nghiệp… 


Đồng chí Đỗ Duy Thái - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

Hiện nhà trường đã nhận chuyển giao chương trình đào tạo từ Trường Kỹ thuật Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc cho 3 nghề cấp độ ASEAN gồm: điện công nghiệp, công nghệ ô tô, điện tử công nghiệp; 1 nghề cấp độ quốc tế là nghề gia công và thiết kế sản phẩm mộc từ Viện Tiểu thủ công nghiệp và Kỹ năng nghề HWKF Leipzig, Đức; 1 nghề cấp độ quốc gia là nghề chăn nuôi thú y đã liên kết với Tập đoàn Greenfeed Việt Nam. 

Từ đó, nhà trường đã tổ chức được 1 lớp gia công và thiết kế sản phẩm mộc với 14 học sinh, 1 lớp chăn nuôi thú y với 30 học sinh. Nhà trường cũng đang tiếp tục hoàn thiện lại chương trình đào tạo theo điều kiện thực tế của đơn vị để xây dựng đề án đào tạo, báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Năm học 2024 - 2025, sẽ tiến hành tuyển sinh thêm lớp công nghệ ô tô cấp độ ASEAN. Lộ trình đến năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện mở lớp và tuyển sinh đủ các ngành nghề theo các tiêu chuẩn cấp độ từ quốc gia đến khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

P.V: Xin đồng chí cho biết một số giải pháp của nhà trường trong thời gian tới để phấn đấu đạt trường chất lượng cao?

Đồng chí Đỗ Duy Thái: Nhà trường tiếp tục duy trì tốt các tiêu chuẩn đã đạt trong năm 2023; đồng thời, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cử nhà giáo giảng dạy các môn chuyên môn chưa có chứng chỉ tiếng Anh bậc 3/tương tương và chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3/tương đương đi đào tạo, bồi dưỡng trong năm 2024; xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện mua sắm danh mục các thiết bị còn thiếu so với danh mục thiết bị đào tạo được xác định trong các chương trình đào tạo và đầu tư các thiết bị công nghệ tiên tiến. 

Nhà trường rất mong tỉnh có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề và bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức, công nghệ mới tại doanh nghiệp đối với nhà giáo; xây dựng hệ thống chính sách gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học hoặc chuyển giao công nghệ; hỗ trợ nhà trường kết nối với các tổ chức quốc tế, các tỉnh kết nghĩa để triển khai các chương trình hợp tác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 

Đồng thời, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu đầu tư thiết bị danh mục các thiết bị còn thiếu so với danh mục thiết bị đào tạo đã được xác định, phấn đấu đến năm 2025 nhà trường cơ bản đạt được tiêu chí trường chất lượng cao.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Hoài Anh (thực hiện)

Tags Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao

Các tin khác
Lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ tham quan Trường Tiểu học Phúc Sơn.

Trong một nỗ lực độc đáo để tạo ra một môi trường giáo dục đầy niềm vui và hứng thú, Trường Tiểu học Phúc Sơn ở thị xã Nghĩa Lộ đã thành công trong xây dựng một mô hình trường học hạnh phúc kết hợp với du lịch. Đây là một bước tiến đáng chú ý trong việc tạo ra một môi trường học tập đa chiều và kích thích sự phát triển toàn diện cho các em học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn số 1081/BGDĐT-NGCBQLGD gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; các cơ sở giáo dục đại học công lập về việc tổ chức, triển khai bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh viên chức trong các cơ sở giáo dục.

Thi mấy môn để vào lớp 10 luôn là vấn đề phụ huynh, học sinh đặc biệt quan tâm.

Đã có khoảng 30 tỉnh, thành chốt số môn thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025, hầu hết đều thi 3 môn, chưa địa phương nào thi 4 môn.

Việc chậm phát gạo đã gây khó khăn cho các trường PTDTBT trên địa bàn huyện Mù Cang Chải

Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về việc thực hiện chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú; trong đó mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng. Tuy nhiên, vì lý do khách quan, gạo hỗ trợ cấp chậm. Các trường phổ thông dân tộc bán trú ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Yên Bái đang giải quyết khó khăn tạm thời để đảm bảo phục vụ học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục