Đào tạo nghề: Cần liên kết “4 nhà”

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/6/2011 | 9:45:06 AM

YBĐT - Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động thì việc đào tạo các nghề phi nông nghiệp cho người nông dân là một nhu cầu cấp thiết.

Tăng cường liên kết “4 nhà” để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn mang lại hiệu quả cao nhất.
Tăng cường liên kết “4 nhà” để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn mang lại hiệu quả cao nhất.

Thành phố Yên Bái là nơi tập trung phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thu hút một lực lượng lao động tham gia. Bởi vậy, phát triển nguồn nhân lực và giải quyết những vấn đề an sinh xã hội là một trong những yếu tố đảm bảo cho thành phố phát triển bền vững.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động thì việc đào tạo các nghề phi nông nghiệp cho người nông dân là một nhu cầu cấp thiết. Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2010, thành phố có trên 57.800 lao động (chiếm gần 62% tổng dân số). Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của toàn thành phố đạt 61,25%, trong đó, lao động qua đào tạo nghề 25,35%.

Tuy nhiên, cơ cấu lao động, trình độ lao động qua đào tạo và ngành nghề đào tạo chưa cân đối, làm thiếu hụt lao động có tay nghề cao trong các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh có thế mạnh của địa phương, các nghề được đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Thiếu sự phối hợp giữa quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề, giữa cơ sở dạy nghề với các trung tâm giới thiệu việc làm.

Hiện tại, lao động ở khu vực nông thôn có trên 330.000 người, chiếm 80% lực lượng lao động của tỉnh, trong đó, số lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 30%.

Vì vậy, nhu cầu được đào tạo nghề là rất lớn, nhất là đào tạo lao động kỹ thuật có tay nghề cao phục vụ những lĩnh vực như: công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất và chế biến nông - lâm sản, dịch vụ, du lịch…

Hải Long - Ban Kinh tế đối ngoại và Xúc tiến đầu tư

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 13 cơ sở dạy nghề thuộc các sở, ban, ngành của tỉnh quản lý với các cấp đào tạo từ thường xuyên đến cao đẳng nghề nhưng quy mô đào tạo còn hạn chế, nhất là đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề, chưa có sự phân công đào tạo chuyên sâu để phát huy thế mạnh của các cơ sở dạy nghề. Trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo nghề còn thiếu và chưa đồng bộ.

Đội ngũ giáo viên tham gia vào công tác dạy nghề còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn thành phố với công tác dạy nghề chưa đầy đủ, chế độ, chính sách  đối với người học nghề còn thấp… nên chưa khuyến khích được người dân tham gia học nghề.

Thành phố Yên Bái phấn đấu đến năm 2015, mỗi năm giải quyết việc làm cho 1.700 lao động trở lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt 34 %. Để thực hiện được mục tiêu này, thành phố sẽ tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác đào tạo nghề.

Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư thành lập các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn, chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo nghề theo năng lực có sẵn của các cơ sở đào tạo nghề sang nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; tăng cường liên kết đào tạo nghề. Đây phải được coi là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, việc liên kết đào tạo như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất phải được thành phố, các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề và người dân tính toán hợp lý. Nên chăng, “4 nhà” cần ngồi lại để tìm ra “tiếng nói chung” giúp hoạt động đào tạo nghề đạt hiệu quả cao nhất. Muốn làm được điều này, thành phố cần giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ người dân, các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo có được các thông tin về nhu cầu học nghề, đào tạo nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động; chủ động liên kết trong đặt hàng, đào tạo tại chỗ và đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng lao động qua đào tạo để nâng cao chất lượng hiệu quả lao động.

Mạnh Cường

Các tin khác
Ông Sôn giới thiệu về cách nhận biết giữa ba ba đực và ba ba cái.

YBĐT - Khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi baba, ông Sôn cho biết: “Quan trọng là phải tìm được con giống tốt, xây dựng ao chuồng chắc chắn và luôn giữ cho nguồn nước thông thoáng, sạch sẽ”.

YBĐT - Thành phố Yên Bái tạo việc làm cho 1.445 lao động / Gần 1.200 lao động của huyện Trấn Yên có việc làm.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con nông dân xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) chăm sóc lúa.

YBĐT - Hiện nay, diện tích lúa xuân trà I trong tỉnh đang trong giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh - đỏ đuôi, trà II đang trong giai đoạn trỗ bông.

YBĐT - Thực hiện chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Đề án 1956 của Chính phủ, năm 2010, tỉnh Yên Bái đã mở 108 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 3.260 người được đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục