Phát hành đặc biệt bộ tem thứ ba về biển, đảo Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/6/2022 | 2:54:22 PM

Bộ tem “Biển, đảo Việt Nam (bộ 3): Chim biển, đảo” vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức phát hành sáng 24/6 theo nghi thức đặc biệt.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn thực hiện nghi thức phát hành đặc biệt bộ tem.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn thực hiện nghi thức phát hành đặc biệt bộ tem.

Đây là một trong những hoạt động chính của ngày Khai mạc Triển lãm tem bưu chính Quốc gia (Vietstampex 2020).

Bà Nguyễn Vũ Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Bưu chính cho biết: "Với mục tiêu đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua tem bưu chính, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận đấu tranh, bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định phát hành 3 bộ tem bưu chính về đề tài "Biển, đảo Việt Nam” trong các năm: 2018, 2020 và 2022”.

Bà Nguyễn Vũ Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Bưu chính cung cấp thông tin về bộ tem. Ảnh: Quốc Bảo
Bộ tem đầu tiên phát hành năm 2018 với chủ đề "Sinh vật biển”. Các mẫu tem đã thể hiện sống động các loài sinh vật biển đặc hữu của khu vực quần đảo Trường Sa.

Bộ tem thứ hai phát hành năm 2020 với chủ đề "Tàu cảnh sát biển”, thể hiện hình ảnh các lớp tàu thực thi nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ bờ biển, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, tuần tra ngoài khơi và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế của lực lượng quân sự chuyên trách Việt Nam.

Bộ tem thứ ba được phát hành lần này với chủ đề về "Chim biển, đảo”, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc về phát triển bền vững kinh tế biển, bảo tồn, gìn giữ đa dạng sinh học; bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên từ biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.

Bộ tem "Biển, đảo Việt Nam (bộ 3): Chim biển, đảo” gồm 4 mẫu và 1 blốc với giá mặt 4.000 đồng, 4.000 đồng, 4.000 đồng, 12.000 đồng và 15.000 đồng, khuôn khổ tem 43x32(mm), khuôn khổ blốc 110x70 (mm).

Bộ tem do hai họa sỹ Nguyễn Du và Phạm Quang Diệu (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 24/6/2022 đến ngày 31/12/2023.

Với phương pháp thiết kế đồ họa trên máy tính, bộ tem giới thiệu một số loài chim sinh sống trên các vùng biển, đảo Việt Nam gồm: Nhàn mào; Gà đồng; Rẽ khoang; Choắt lùn đuôi xám; Chim điên chân đỏ.

Trao đổi với phóng viên báo chí, họa sĩ Nguyễn Du cho biết: "5 mẫu tem có thể chưa bao quát được hết các loài chim có ở trên các vùng biển, đảo của Việt Nam, nhưng cũng đã mang tính tiêu biểu. Có những loài chim ở gần bờ và cũng có những loài chim bay xa tận các vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Chúng tôi muốn gửi gắm tính tự tôn dân tộc trong bộ tem này”.

"Bưu chính Việt Nam là 1 thành viên của Liên minh Bưu chính thế giới với 193 nước thành viên. Khi Việt Nam phát hành bộ tem thì các nước trên thế giới đều nhận được và biết được thông điệp của bưu chính Việt Nam nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung về chủ quyền biển đảo”, họa sĩ Nguyễn Du nhấn mạnh.

Cũng theo họa sĩ thiết kế tem, bên cạnh thông điệp về chủ quyền biển đảo, bộ tem còn đề cao sự đa dạng sinh học của Việt Nam. Các họa sĩ thiết kế tem cũng muốn góp thêm tiếng nói, nhắc nhở các thế hệ sau này phải có ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên đó.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác

Tổ chức các đoàn đại biểu đi thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa/ Quân chủng Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị/ Hội nghị hiệp đồng hậu cần bảo vệ chủ quyền biển, đảo/ Kiểm tra “3 tiếng nổ” đối với chiến sĩ mới/ Hải quân Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại quốc phòng…

Đảo Trường Sa lớn và cột mốc chủ quyền.

Bảo vệ Trường Sa, chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm là quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam. Trang sử bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa đã được viết không chỉ bằng mồ hôi, công sức mà bằng cả máu; bằng sự can trường, dũng cảm, sự hy sinh cao cả vì Tổ quốc của cán bộ, chiến sĩ Trường Sa.

Chiến sĩ Trường Sa và đại biểu đoàn công tác số 4 giao lưu văn nghệ.

Kiên gan bền chí nơi tuyến đầu sóng gió, hình ảnh những người lính nơi đảo xa và nhà giàn DK1 chắc tay súng quyết giữ vững chủ quyền từng tấc đảo, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc khiến mọi người trong đoàn công tác rưng rưng và cảm phục. Phút chia tay, những tiếng hô như vỡ tung lồng ngực vang lên át cả tiếng sóng biển gầm gào: Cả nước vì Trường Sa! Trường Sa vì cả nước!

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân duyệt đội ngũ trên đảo Trường Sa lớn, tại lễ chào cờ trong chuyến thăm của đoàn công tác số 4.

Trở lại quê hương với khát khao có thêm hiểu biết về tình hình chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, những người con đất Việt xa xứ đã chia sẻ nhiều câu chuyện trong việc góp phần gìn giữ bản sắc của người Việt ở nơi định cư, lập nghiệp mới, với niềm tin và khát vọng hướng về đóng góp cho nơi mình được sinh ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục