''Lướt sóng ra khơi'' - lời thề giữ yên biển trời Tổ quốc

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/8/2022 | 7:48:53 AM

“Đoàn tàu vượt ra khơi, nắng mới đẹp chân trời/ Vượt trên gian khó lớp lớp sóng xô/ Lòng người càng thắm thiết yêu thương/ Giặc thù hòng xâm lăng, tay súng ta sẵn sàng/ Chiến đấu hy sinh lập nhiều chiến công huy hoàng”... Giữa biển trời mênh mông cách đất liền hàng trăm hải lý, các chiến sĩ hải quân hát vang ca khúc “Lướt sóng ra khơi” như một lời thề quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải, thềm lục địa máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.

Năm 1957, nhạc sĩ Thế Dương cùng Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị ra phục vụ quân dân đảo Bạch Long Vĩ. Sự hiên ngang nơi đầu sóng ngọn gió của cán bộ, chiến sĩ hải quân đã thôi thúc ông sáng tác. Năm 1958, nhạc sĩ ra đảo một lần nữa và hoàn thiện ca khúc "Lướt sóng ra khơi”.

"Dạt dào biển mênh mông, sóng vỗ nhịp thân tàu/ Đoàn ta ra khơi tiếng máy reo vang/ Tràn ngập tình đất nước quê hương/ Nhìn bầu trời xanh tươi, tay súng ta không rời/ Lướt sóng ra khơi rộn ràng tiếng ca yêu đời”. Bài hát thể hiện tình cảm yêu quê hương và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của bộ đội hải quân. 64 năm qua, bài hát luôn được các chiến sĩ yêu thích và làm nên tên tuổi nhạc sĩ Thế Dương. Tư lệnh Quân chủng Hải quân lúc đó là Đại tá Nguyễn Bá Phát đã chỉ đạo chọn "Lướt sóng ra khơi” làm bài hát truyền thống của Bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam.

Nhạc sĩ Thế Dương sinh tháng 9-1930, quê ở Hải Phòng, gia nhập quân đội tháng 6-1947. Ông từng học tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Từ năm 1951, ông công tác tại Đoàn văn công Quân đội, Đoàn văn công Hải quân đến khi nghỉ hưu năm 1989. Ông đã viết nhiều ca khúc được biết tới rộng rãi như "Chiến thắng Mai Khê” (1953), "Ngày mai trở về” (1954), "Bản Mường ta” (1955), "Đảng là người mẹ hiền” (1960). Đặc biệt, ca khúc "Lướt sóng ra khơi” (1958) là một trong những ca khúc tiêu biểu về biển đảo Tổ quốc. Ông còn sáng tác nhạc múa, hợp xướng, để lại cảm xúc tốt đẹp trong lòng công chúng.

Nhạc sĩ Thế Dương được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên, Huy chương Hải quân Việt Nam cùng nhiều phần thưởng khác.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Nghi lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu kiến thức về biển, đảo Việt Nam.

Chiều 6-7, lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu kiến thức về biển, đảo Việt Nam năm 2022 và ra mắt Triển lãm thực tế ảo “Tổ quốc bên bờ sóng” diễn ra tại Hà Nội.

Lễ khánh thành chùa Sinh Tồn Đông.

Lễ khánh thành ba ngôi chùa Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông và Đá Tây A vừa được tổ chức trang trọng. Như vậy đến nay trên huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã có 9 ngôi chùa được khôi phục, xây dựng.

Tổng kết thực hiện Nghị quyết 791 của Quân ủy Trung ương/ Thủ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra Quân chủng Hải quân/ Vùng 4 Hải quân tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 765/ Tăng cường đối ngoại quốc phòng với Hải quân các nước/ Đẩy mạnh Chương trình HQVN làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển/ Huấn luyện sát thực, kiểm tra sát thực ở Vùng 3 Hải quân… là những nội dung chính trong Chương trình Truyền hình Hải quân tháng 7 năm 2022.

Ảnh minh họa.

Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo sự đồng thuận, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị cùng toàn thể người dân và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ biển đảo và phát triển bền vững kinh tế biển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục