Các nhà khoa học đã chế tạo được vật liệu siêu bán dẫn có thể tạo nên cuộc cách mạng trong ngành năng lượng và điện tử, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.
|
Giáo sư Ranga Dias (trái) trong phòng thí nghiệm
|
Trong một đột phá mà giới khoa học đã theo đuổi hơn một thế kỷ, cuối cùng con người cũng tìm được vật liệu có thể truyền điện trong điều kiện nhiệt độ phòng mà không xuất hiện điện trở, và phóng xuất từ trường cho toàn bộ vật liệu. Đó là nhờ vào thành tựu nghiên cứu của nhóm do giáo sư Ranga Dias (Đại học Rochester, Mỹ) dẫn đầu.
Giáo sư Dias đặt tên cho vật liệu mới là "reddmatter”, dựa trên màu sắc của vật liệu trong quá trình chế tạo.
Để tạo ra siêu vật liệu mới, nhóm của giáo sư Dias trộn lẫn kim loại đất hiếm lutetium với hydrogen và một lượng nhỏ nitrogen, trước khi để chúng phản ứng từ 2 đến 3 ngày trong điều kiện nhiệt độ cao.
Vật liệu vẫn cần đến nhiệt độ 20,5 độ C và chịu lực nén khoảng 145.000 đơn vị áp suất (psi) nếu muốn sử dụng trên thực tế.
Phát hiện trên có thể dẫn đến sự ra đời các lưới điện truyền năng lượng liền mạch, cho phép tiết kiệm đến 200 triệu megawatt/giờ hiện vẫn thất thoát do điện trở. Vật liệu mới còn có thể đóng góp vào quy trình tổng hợp năng lượng nhiệt hạch và mang đến nguồn điện không giới hạn.
Những ứng dụng khác bao gồm các tàu đệm từ tốc độ cao và những dạng thiết bị y tế mới.
Nếu kết quả nghiên cứu có thể được xác nhận bởi các nhà khoa học khác, đây sẽ là phát hiện vĩ đại cho thế giới, theo nhà vật lý học Mikhail Eremets của Viện Max Planck về Hóa học ở Mainz, Germany (Đức).
(Theo TNO)