Cách nam sinh lớp 9 chinh phục các kỳ thi Toán quốc tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/3/2023 | 8:53:20 AM

Nguyễn Tạ Đăng Khoa cho biết mỗi ngày dành 2-3 tiếng luyện dạng toán chuyên sâu và làm đề thi các năm trước.

Nguyễn Tạ Đăng Khoa (áo cam ở giữa) nhận huy chương đồng tại kỳ thi IJMO 2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Nguyễn Tạ Đăng Khoa (áo cam ở giữa) nhận huy chương đồng tại kỳ thi IJMO 2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đăng Khoa, lớp 9, Trường UK Academy là một trong số các thí sinh nhận huy chương đồng tại Olympic Toán học Trẻ quốc tế IJMO diễn ra ở Singapore tháng 12/2022.

IJMO là cuộc thi Olympic Toán học trẻ quốc tế được tổ chức thường niên và luân phiên tại các quốc gia châu Á. Để giành quyền tham dự, trước đó Đăng Khoa cho biết phải thi và có huy chương tại các kỳ thi GJMAT (Olympic Toán học toàn cầu) hay SASMO (Olympic Toán quốc tế Singapore và châu Á) trong cùng một năm. Theo đó, nam sinh đã lần lượt đạt huy chương bạc và đồng hai kỳ thi này.

Ngoài ra, IJMO đòi hỏi thí sinh phải thi tiếp và có huy chương ở vòng cá nhân SIMOC - kỳ thi do Trung tâm các kỳ thi Toán quốc tế Singapore tổ chức vào tháng 8 hàng năm tại đảo quốc Sư tử. Không giống các kỳ thi olympic khác, SIMOC ngoài kiểm tra khả năng giải Toán trên giấy còn đánh giá năng lực làm việc theo nhóm (các thành viên cùng giải quyết các câu đố tư duy và trò chơi toán học).

Động lực để cậu bé sinh năm 2008 chinh phục cuộc thi Toán quốc tế là "du học Australia bằng học bổng và có thể sống tự lập".

Chị Tạ Thu Thùy, mẹ cậu bé chia sẻ từ nhỏ Khoa đã bộc lộ đam mê với những con số và rất thích tìm hiểu kiến thức liên quan tới Toán học. Suốt 9 năm Khoa đều đạt loại giỏi, là thành viên của các đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.

Trước mỗi kỳ thi quốc tế, Khoa luôn tập trung ôn luyện, trau dồi kiến thức của những đề Toán tư duy khó. Theo Đăng Khoa, điểm thú vị của các đề thi Toán quốc tế là đòi hỏi kiến thức rộng và chuyên sâu, kết hợp tư duy logic. Khó khăn lớn nhất là các bài toán không theo cấp học, khiến em phải tìm hiểu và vận dụng cả kiến thức của cấp ba để giải.

Để thêm công cụ hỗ trợ việc học và ôn luyện Khoa được bố mẹ cho sử dụng Geniebook - nền tảng học trực tuyến ứng dụng công nghệ AI đến từ Singapore. "Em thích cách tiếp cận, nhìn nhận và giải quyết các bài Toán tư duy của thầy cô tại ứng dụng - rất sáng tạo và nhiệt tình giải đáp cho học viên. Nhờ đó em đọc hiểu đề nhanh hơn", Khoa chia sẻ.

Chị Thuỳ nhận định, từ khi học với Geniebook, ngoài phát triển tư duy Toán học, con còn phát triển thêm kỹ năng mềm khác như làm việc nhóm, sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian.

Đại diện Geniebook cho biết, kỹ năng mềm được lồng ghép vào chương trình Toán tư duy của hệ thống để đào tạo nên thế hệ Changemaker (người kiến tạo sự thay đổi).

Nền tảng này thiết kế chương trình học thuật theo chuẩn Bộ giáo dục Singapore. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ AI của nền tảng giúp phân tích lỗ hổng kiến thức của người học, từ đó thiết kế lộ trình phù hợp năng lực từng học sinh, giúp trẻ cải thiện năng lực sau thời gian nhất định. Theo thống kê từ nền tảng, 90% học sinh cải thiện trình độ sau 8 bài tập.

Năm 2022, nhằm tối ưu việc học, đơn vị phát triển nền tảng tăng cường đội ngũ cố vấn học tập để đồng hành, theo sát tiến độ học của trẻ, cũng như hướng dẫn học viên cách quản lý thời gian và tự chủ trong học tập.

Ngoài trang bị kiến thức, tại Geniebook, trẻ còn có cơ hội giao lưu với các bạn có cùng mục tiêu chinh phục Toán tư duy; tham gia các hội thảo chuyên đề như: MasterClass - lớp học thực hành phương pháp CPA, chinh phục các kỳ thi Toán quốc tế tiểu học, hành trang chuyển cấp lớp sáu: định hướng trường chuyên lớp chọn... cùng nhiều hoạt động ngoại khóa khác.

(Theo VnExpress)