Hôm nay 9-9, khai mạc phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xử lý nghiêm khắc, hạn chế án treo với tội tham nhũng

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/9/2013 | 7:47:53 AM

Hôm nay 9-9, phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc tại Hà Nội. Phiên họp dự kiến kéo dài trong 2 tuần, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

 Trong đó, ngày 18-9, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh sẽ thay mặt Chính phủ báo cáo UBTVQH về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013. Trong khuôn khổ phiên họp, UBTVQH sẽ cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước. Về công tác lập pháp, UBTVQH sẽ cho ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và nhiều dự án luật quan trọng như: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Phá sản (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật Tiếp công dân…

Để phục vụ việc sửa đổi Hiến pháp 1992, UBTVQH sẽ nghe Chính phủ và đoàn giám sát của QH báo cáo việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Các báo cáo về kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và HĐND các cấp; báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 cũng là những nội dung được cơ quan thường trực của Quốc hội xem xét, thảo luận.

Ngay trước phiên họp thứ 21 của UBTVQH, Chính phủ đã hoàn thiện báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2013 gửi đến Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để thẩm tra. Theo báo cáo của Chính phủ, trong 8 tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng và đạt hiệu quả nhất định. Kết quả đã có 36 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Tuy nhiên, Chính phủ nhận định việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa đạt yêu cầu. Còn có tình trạng chưa rõ ràng trong xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng và hành vi trực tiếp tham nhũng.

Vẫn theo báo cáo của Chính phủ, từ đầu năm tới nay đã có 364 cán bộ, công chức nộp, trả lại quà tặng, với tổng giá trị 178 triệu đồng. Về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, trong quá trình xác minh đã phát hiện 3 trường hợp kê khai không trung thực và các đối tượng này đều bị xử lý cảnh cáo. Gần 60 trường hợp (trong đó đa phần ở TPHCM) bị xử lý kỷ luật vì chậm kê khai, chậm nộp báo cáo. Việc chuyển các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng từ cơ quan thanh tra, kiểm toán sang cơ quan điều tra còn bị kéo dài, nhất là những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Số tiền, tài sản kiến nghị thu hồi rất lớn nhưng chưa thu hồi được bao nhiêu.

Đáng lưu ý, theo báo cáo của Chính phủ, rất ít người dân tham gia tố cáo tham nhũng, mà một nguyên nhân quan trọng là việc giải quyết đơn thư còn để kéo dài và người dân có tâm lý lo sợ bị trả thù. Ngoài ra, hầu hết án tham nhũng đều là vụ án lớn, hành vi tội phạm phức tạp, nhiều bị can, quá trình điều tra thường phải trưng cầu giám định để xác định hậu quả thiệt hại. Tuy nhiên, công tác giám định về kinh tế, đất đai hiện nay lại rất phức tạp, thời gian kéo dài. Để xảy ra tình trạng trên một phần do người đứng đầu chưa quyết liệt, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn bị buông lỏng…

Trong số các giải pháp được đề ra trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, vô cảm, chấn chỉnh kỷ cương hành chính, thu hồi triệt để tài sản thất thoát. Đặc biệt, phải giám sát chặt chẽ quy trình xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng làm rõ hơn hành vi tham nhũng, sửa đổi quy định về thời hạn điều tra cho phù hợp với những vụ án có tình tiết phức tạp. Đồng thời, các cơ quan tư pháp phải thống nhất xử lý nghiêm khắc, hạn chế áp dụng án treo với tội tham nhũng.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Trấn Yên tham gia chương trình

Huyện Trấn Yên vừa tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước nhân dịp kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/9/1969 - 2/9/2024).

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Bình An Hoàng Linh cùng các cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia chỉnh trang khu dân cư, dọn vệ sinh môi trường tại xã Bảo Ái.

Người dân Yên Bình giờ đây đã quen với sự xuất hiện của những người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền huyện, xã cùng cán bộ, đảng viên vào mỗi dịp cuối tuần ở địa bàn dân cư. Bởi những hoạt động "cùng dân" để cán bộ lắng nghe, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị chính đáng của người dân đã trở thành việc làm thường xuyên của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trên địa bàn huyện.

Ông Lê Thanh Hải.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các cá nhân: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thăm cây vải Đình Trung thuộc Di tích lịch sử cấp quốc gia Chiến khu Vần, xã Việt Hồng.

Sau khi giám sát tại huyện Văn Yên, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã có cuộc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa giai đoạn 2010 - 2023 trên địa bàn huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục