Kinh nghiệm qua công tác kiểm tra theo Điều 30 Điều lệ Đảng

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/10/2013 | 9:29:59 AM

YBĐT - Từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã kiểm tra đối với 16 tổ chức Đảng và 61 đảng viên; ban thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và Đảng ủy trực thuộc kiểm tra 294 tổ chức Đảng và 1.635 đảng viên; Đảng ủy cơ sở kiểm tra 652 tổ chức Đảng và 2.051 đảng viên.

 Qua kiểm tra phát hiện 13 tổ chức Đảng, 47 đảng viên có vi phạm, trong đó chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 2 tổ chức Đảng và 11 đảng viên; đã kết luận 2 tổ chức Đảng, 11 đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giám sát chuyên đề đối với 58 tổ chức Đảng và 76 đảng viên; ban thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc giám sát đối với 276 tổ chức Đảng và 266 đảng viên; cấp ủy cơ sở giám sát 187 tổ chức Đảng và 342 đảng viên. Kết quả giám sát, phát hiện 61 tổ chức Đảng và 84 đảng viên có dấu hiệu vi phạm; đã chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 57 tổ chức Đảng và 81 đảng viên.

Nhận thức công tác kiểm tra, giám sát là một bộ phận quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng.

Để công tác kiểm tra của cấp ủy đạt hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vai trò lãnh đạo trong các tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời tổ chức nghiên cứu quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng đến cấp ủy, UBKT các cấp, các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đồng thời ban hành các nghị quyết, quyết định, chương trình của cấp mình về công tác kiểm tra, giám sát. Qua đó, cấp ủy các cấp đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát, khắc phục tình trạng giao khoán cho UBKT thực hiện.

Với những kết quả đạt được, công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã có tác dụng giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm từ lúc manh nha, không để khuyết điểm nhỏ thành khuyết điểm lớn; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức Đảng, đảng viên được kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm túc các kết luận, quyết định của cấp trên và cấp mình; chất lượng sinh hoạt Đảng được nâng lên, nguyên tắc tập trung dân chủ được tôn trọng, phát huy tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên.

Tuy nhiên, một số cấp ủy nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều 30 Điều lệ Đảng; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát. Việc xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm của một số cấp ủy chưa toàn diện, chưa có trọng tâm, trọng điểm nên bị động, lúng túng cả về nội dung và phương pháp kiểm tra; khi tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát, chất lượng và hiệu quả chưa cao, khuyết điểm, sai phạm của đảng viên chậm được phát hiện.

Từ thực tiễn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Điều 30 Điều lệ Đảng ở Đảng bộ tỉnh Yên Bái, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy và của UBKT các cấp như sau:

Một là, cấp ủy các cấp, trước hết là ban thường vụ cấp ủy, trực tiếp là thường trực cấp ủy phải nhận thức đúng về công tác kiểm tra, giám sát, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn diện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng bộ mình. Các cuộc kiểm tra toàn diện theo Điều 30 Điều lệ Đảng do đồng chí thường trực cấp ủy làm trưởng đoàn; các cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề do đồng chí ủy viên ban thường vụ làm trưởng đoàn.

Hai là, UBKT các cấp tích cực, chủ động tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới tổ chức thực hiện toàn diện, có hiệu quả các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của cấp ủy; tổ chức thực hiện tốt các cuộc kiểm tra, giám sát theo chương trình của cấp trên, các cuộc kiểm tra, giám sát theo quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan; giúp cấp ủy chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, qua đó đề ra chủ trương, giải pháp thực hiện, từng bước đưa công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đi vào nền nếp, có tác dụng thiết thực.

Ba là, UBKT các cấp chủ động phối hợp với các cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế tham mưu, đề xuất xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm và kế hoạch các cuộc kiểm tra, giám sát định kỳ, chuyên đề của cấp ủy; nội dung, đối tượng phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị đồng thời chủ động giúp cấp ủy tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát và là lực lượng nòng cốt trong các cuộc kiểm tra, giám sát của cấp ủy. Trong quá trình thực hiện cần tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBKT cấp trên, có như vậy mới thực hiện toàn diện các nội dung kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch đã đề ra một cách có hiệu quả.

Bốn là, thực hiện bảo đảm quy trình, phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng; đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức Đảng và đảng viên. Qua kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện tổ chức, đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì giao cho UBKT xem xét, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm minh; quan tâm chỉ đạo giám sát, đôn đốc việc thực hiện nội dung kết luận các cuộc kiểm tra.

Năm là, kiện toàn tổ chức, bộ máy UBKT các cấp tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Cán bộ kiểm tra phải tích cực, chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm, có bản lĩnh trong thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng.

Sáu là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng; quán triệt sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác kiểm tra, giám sát.

Nguyễn Văn Tư - (Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Yên Bái)

Các tin khác
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng dạy môn Lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội (1932 - 1939).

YBĐT - 31 năm, cô giáo Bùi Thị Liên ngày ấy 30 tuổi mới về Trường Tiểu học Thăng Long nay đã lên lão. Bà cố gắng kể rành rọt những ký ức về người thầy Đại tướng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Một nhân cách lớn.

YBĐT - Một ngày thu tháng 10, khi đâu đó trên đất nước mình vết thương bởi cơn siêu bão vừa càn qua còn chưa lành hẳn thì cả nước lại phải nhận một “cơn bão lòng” của sự tiếc thương và niềm đau vô hạn - tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng của nhân dân đã ra đi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013)

Các nước, các chính đảng, nguyên thủ quốc gia và bạn bè trên thế giới đã gửi tới Đảng, Nhà nước ta Điện chia buồn về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

Sáng 9/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã họp phiên bế mạc. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điều hành phiên họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục