Công tác chuẩn bị đại hội mặt trận Tổ quốc các cấp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/4/2014 | 8:57:51 AM

YBĐT - Quy trình chuẩn bị đại hội MTTQ các cấp tiến tới Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ VIII là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò, chức năng của MTTQ Việt Nam và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội MTTQ phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2018.
(Ảnh: Phí Yến)
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội MTTQ phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2018. (Ảnh: Phí Yến)

Thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 20/5/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 18 của Tỉnh ủy Yên Bái; Thông tri số 24 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam hướng dẫn đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch triển khai tới các huyện, thị, thành phố hướng dẫn cụ thể quy trình việc thực hiện đại hội. Trong bài viết này, xin đề cập một số nét chính trong việc triển khai đại hội MTTQ các cấp.

Quy trình chuẩn bị đại hội MTTQ các cấp tiến tới Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ VIII là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò, chức năng của MTTQ Việt Nam và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

Đại hội lần này đánh giá kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ qua, xây dựng chương trình phối hợp thống nhất hành động cho nhiệm kỳ tới, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương mà nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra.

Đồng thời hiệp thương dân chủ cử ra ủy ban mặt trận khóa mới, nhất là ban thường trực ủy ban MTTQ, chủ tịch ủy ban MTTQ và kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, lập thành tích chào mừng đại hội MTTQ các cấp; tham gia góp ý vào các văn kiện dự thảo của đại hội cấp trên, Điều lệ MTTQ Việt Nam.

Đại hội MTTQ các cấp cần đánh giá đúng tình hình khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở, kết quả tập hợp các tầng lớp nhân dân thông qua các tổ chức thành viên của MTTQ, quan tâm tập hợp, phát huy vai trò người tiêu biểu trong các tôn giáo, dân tộc thiểu số, người uy tín trong cộng đồng dân cư; tập trung đánh giá kết quả thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" và cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; nêu rõ những mặt đã làm được và những mặt chưa làm được, hiệu quả phối hợp lồng ghép các chương trình, các phong trào, các cuộc vận động.

Trên cơ sở kết quả, nguyên nhân và kinh nghiệm của nhiệm kỳ qua, chương trình hành động của nhiệm kỳ mới phải nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện các nội dung đa dạng hóa các hình thức tập hợp và phát huy sức  mạnh khối đại đoàn kết dân tộc; đẩy mạnh các cuộc vận động xã hội, các phong trào thi đua yêu nước rộng khắp và có hiệu quả như cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", xây dựng nếp sống văn minh đô thị; cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" và cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy dân chủ, nắm bắt và phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; phản ánh với cấp ủy Đảng, kiến nghị với chính quyền cùng cấp giải quyết những vấn đề mà nhân dân kiến nghị.

Về công tác chuẩn bị nhân sự ủy ban MTTQ nhiệm kỳ mới, tiêu chuẩn chung của ủy viên ủy ban MTTQ các cấp phải tự nguyện tham gia, có đủ năng lực, kinh nghiệm tập hợp, đoàn kết nhân dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh và biết chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân; có đủ sức khỏe, có kiến thức và khả năng đóng góp ý kiến với cấp ủy Đảng, chính quyền và mặt trận các cấp trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có tín nhiệm trong một tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội hoặc một tầng lớp nhân dân mà mình hoạt động, công tác, cư trú.

Đối với ủy ban MTTQ cấp xã: số lượng ủy viên ủy ban từ 30 - 45 người; cấp huyện, số lượng ủy viên ủy ban từ 45 - 65 người; cấp tỉnh, số lượng ủy viên ủy ban từ 65 - 95 người; tăng số ủy viên ngoài Đảng đảm bảo ở Trung ương đạt từ 45% - 50%, ở cấp địa phương đạt từ 25% - 30%.

Về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia ban thường trực khóa mới, đối với cấp xã từ 3 đến 5 người, cấp huyện từ 3 - 7 người, cấp tỉnh từ 7 - 11 người (gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên thường trực). Tiêu chuẩn của thành viên tham gia ban thường trực nhiệm kỳ mới phải đảm bảo tính tiêu biểu, tính đại diện, tính thiết thực, trình độ năng lực, phẩm chất, sức khỏe đảm nhiệm công việc.

Đồng thời, ban thường trực MTTQ các cấp chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng; đối với cấp tỉnh, phân công đồng chí trong ban thường vụ làm bí thư Đảng, đoàn và giới thiệu để hiệp thương cử giữ chức chủ tịch MTTQ Việt Nam; đối với cấp huyện, cấp xã, phân công, giới thiệu đồng chí trong ban thường vụ để hiệp thương cử giữ chức chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.

Đối với chức danh mới tham gia lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất cả nhiệm kỳ; đối với chức danh tái ứng cử phải còn thời gian công tác ít nhất nửa nhiệm kỳ trở lên; đối với chức danh không đủ tuổi tái ứng cử thì thống nhất thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Đại hội MTTQ các cấp và Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái lần thứ XIV không chỉ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó nòng cốt là ủy ban MTTQ và ban thường trực ủy ban MTTQ các cấp mà còn là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong tất cả các tầng lớp nhân dân, do đó rất cần được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền, sự đóng góp trí tuệ của nhân dân. Có như vậy, đại hội mới thực sự là đại hội của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nông Văn Lịnh  -Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái

Các tin khác
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các cộng sự bàn kế hoạch tác chiến tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.  (Ảnh tư liệu)

YBĐT - Để đảm bảo cho Chiến dịch Điện Biên Phủ chắc thắng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm chỉ đạo quân đội, các ngành, các địa phương hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Hiến pháp (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28-11-2013 đã kế thừa những thành tựu lập hiến của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, đồng thời tiếp thu những tư tưởng mới về Nhà nước pháp quyền cũng như thực tiễn công cuộc Đổi mới và hội nhập của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

YBĐT - Ngày 10/4, Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ chuẩn bị Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ II/2014.

YBĐT - Việc khẳng định sự giám sát của nhân dân đối với Đảng cũng như các đảng viên, các tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong lúc chúng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục