Xã Nghĩa An khôi phục, bảo tồn lễ hội Hạn Khuống
- Cập nhật: Thứ hai, 27/1/2025 | 11:06:38 AM
YênBái - Hạn Khuống là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của người Thái, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Loại hình nghệ thuật này được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Thái.
Màn tái hiện sinh hoạt Hạn Khuống của người Thái xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ.
|
Các câu khắp xin lên sàn với những câu từ trêu ghẹo tình tứ, tế nhị nhưng đậm chất nhân văn như: "Ở xa trông cô gái đẹp cũng như thấy ánh sáng, anh thấy có áo đẹp muốn mặc thử, thấy vũng nước anh muốn thử nông sâu, thấy em làm sàn Khuống đẹp thì muốn lên chơi”. Các cô gái đáp lại với những câu khắp từ chối chưa dám hẹn hò, sợ chàng trai đã có vợ, đã có người yêu: "Ví như anh là đồng bạc, đồng vàng từ nơi nào bay đến, áo ai phơi ở dưới xào bay tới, bay đến nơi đây hay là anh đi lạc đường? Anh muốn đi đằng nương nhưng lạc về đằng ruộng, nếu chỉ đến trêu em thì đừng đến…”.
Họ cứ hát như vậy cho đến khi người con trai khẳng định rằng mình chưa có vợ và chiếm được lòng tin cho người con gái thì người con gái mới thả thang cho người con trai lên sàn Hạn Khuống".
Hiện, rất ít người biết hát và thể hiện đúng điệu hát đối đáp trong Hạn Khuống. Nếu không được bảo tồn, gìn giữ thì hội Hạn Khuống sẽ bị thất truyền, mai một theo thời gian. Hiểu rõ những giá trị và nguy cơ mai một từ thực tế của sinh hoạt văn hóa này, xã Nghĩa An đã quan tâm khôi phục và bảo tồn Hạn Khuống, khuyến khích các già làng, nghệ nhân, người am hiểu về Hạn Khuống tham gia nghiên cứu, xây dựng kịch bản của loại hình sinh hoạt văn hóa này.
Bùi Minh
Tags Nghĩa Lộ Hạn Khuống lễ hội bảo tồn
Các tin khác
Thời gian qua, nhận thức sâu sắc vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, Huyện ủy Yên Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật sáng tạo, góp phần quan trọng trong phát triển đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư, xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ nằm trong, nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và trưng bày bảo tàng công lập.
Lễ hội Đền Thác Bà, huyện Yên Bình sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 5-6/2, tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà.
Nghề vẽ tranh thờ là nét văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn tâm linh, truyền tải ước vọng may mắn, bình an của đồng bào dân tộc Dao Yên Bái. Được truyền qua bao thế hệ, nghề vẽ tranh thờ đã trở thành một phần của tín ngưỡng, là biểu tượng của sự kính trọng với tổ tiên, thần linh không thể thiếu. Với niềm say mê, tâm huyết trong việc duy trì, phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc, Nghệ nhân Đặng Hữu Thanh ở xã Đại Sơn, huyện Văn Yên đã dày công học tập, nghiên cứu, truyền dạy nghề vẽ tranh thờ, góp phần làm nên sức sống văn hóa trong nhịp sống hiện đại.