Quốc hội đồng tình với quy định BHYT là hình thức bắt buộc

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/5/2014 | 4:14:17 PM

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, ngày 22/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và thảo luận tại tổ về hai Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi).

Đồng chí Dương Văn Thống - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến phiên thảo luận tại tổ về hai Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi).
Đồng chí Dương Văn Thống - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến phiên thảo luận tại tổ về hai Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi).

Trong phiên thảo luận tại hội trường, theo các đại biểu cho rằng, đây là dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhưng nhiều quy định hiện hành đang gặp vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ. Một số quy định gây bức xúc trong nhân dân như chi trả khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến… Thực tế sau ba năm triển khai Luật Bảo hiểm y tế hiện hành cho thấy, mặc dù trong Luật đã quy định cụ thể các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT nhưng việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng này chưa cao.

Thảo luận về những nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, nhiều ý kiến đại biểu đồng tình với dự thảo luật quy định BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc để đẩy nhanh lộ trình thực hiện BHYT toàn dân. Bên cạnh đó, tính pháp lý của việc bắt buộc tham gia BHYT mang ý nghĩa nhân văn vì lợi ích chăm sóc sức khỏe cho người dân, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.

Để đảm bảo tính khả thi và thúc đẩy việc thực hiện chính sách BHYT bắt buộc, các ý kiến đại biểu đề nghị Nhà nước phải tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động các đối tượng, bố trí nguồn lực đảm bảo, nâng cao y đức và chất lượng khám bệnh, chữa bệnh (KCB); đổi mới phương thức thực hiện chính sách BHYT để vừa khuyến khích, vừa hỗ trợ người dân chủ động tham gia BHYT, nâng cao trách nhiệm an sinh đối với bản thân, gia đình mình và xã hội; đồng thời, tổ chức để người dân có thể tiếp cận và đóng BHYT theo hộ gia đình được thuận lợi tại tất cả các địa bàn trên phạm vi cả nước.

Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái (ảnh trên) cũng đồng tình với quy định BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với mọi đối tượng theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, đại biểu Nhiệm cho rằng: Nếu quy định BHYT bắt buộc và gói dịch vụ y tế cơ bản thì chưa đảm bảo đối với người có điều kiện kinh tế phát triển muốn tiếp cận với dịch vụ y tế cao.

Vì vậy, BHYT bắt buộc phải song hành với BHYT bổ sung và đề nghị Nhà nước cần có chính sách BHYT bổ sung để chi trả dịch vụ theo yêu cầu nâng cao, ngoài dịch vụ y tế cơ bản sẽ thu hút được đông đảo người dân tham gia hơn, đặc biệt là người dân tham gia khám chữa bệnh ở nước ngoài và phù hợp cho mọi đối tượng tham gia BHYT.

Để thực hiện được hình thức bắt buộc đối với BHYT thì Nhà nước cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động các đối tượng tham gia, nâng cao y đức và chất lượng khám chữa bệnh, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới. Đồng thời, có chế tài xử phạt đối với cơ quan, tổ chức không tham gia BHYT và khuyến khích mức đóng theo hộ gia đình - Đại biểu Nhiệm nói.

Trong phiên thảo luận tại tổ về hai Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), đa số các đại biểu tán thành với dự thảo của hai Dự án Luật này. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội cho rằng: Trong thời gian qua, việc thực hiện cải cách tư pháp còn chậm; việc thành lập Hội đồng tuyển chọn thẩm phán quốc gia đặt ra chưa sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra, quy trình bổ nhiệm thẩm phán còn kéo dài, gây khó khăn cho cơ sở; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ở cơ sở…

Nhiều đại biểu cũng bảy tỏ còn băn khoăn về một số điều khoản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn còn trùng lặp; cần xem xét lại về thời hạn bổ nhiệm, tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên tại cơ quan Viện kiểm sát cũng như quy định về độ tuổi nghỉ hưu, không nên quy định cụ thể trong các Dự thảo Luật này.

Hầu hết các đại biểu đồng tình với việc thành lập mô hình tổ chức Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân khu vực, nhằm tăng cường đại diện cho cơ quan công quyền và tính độc lập hơn nữa trong việc thực thi pháp luật…

Đức Toàn

Các tin khác

YBĐT - Nhân Ngày truyền thống phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai 22/5, ngày 9/5/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có thư gửi đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước. Toàn văn như sau:

Lãnh đạo Viện KSND tỉnh chú trọng công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp.

YBĐT - Trong lĩnh vực tư pháp nói chung và viện kiểm sát nhân dân (KSND) nói riêng, Hiến pháp 2013 có rất nhiều điều chỉnh quan trọng với những nguyên tắc tiến bộ, văn minh đã được bổ sung. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lương Văn Thức - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III.

Chiều 21-5, ngay sau lễ đón được tổ chức tại Phủ Tổng thống Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III đã tiến hành hội đàm, trao đổi các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước, vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung của khu vực.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.

Ngày 21/5, liên quan đến việc Việt Nam tham gia "Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh của PSI, Việt Nam tuyên bố tham gia sáng kiến này, trên cơ sở ủng hộ Tuyên bố ngày 4/9/2003.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục