Quốc hội thảo luận hai Dự thảo luật: Luật Xây dựng (sửa đổi) và Luật Đầu tư công

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/5/2014 | 6:32:27 PM

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, ngày 24/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, cho ý kiến vào 2 dự án luật: Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); đồng thời nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận về 2 dự thảo Luật là: Luật Xây dựng (sửa đổi) và Luật Đầu tư công.

Đại biểu Nguyễn Công Bình – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu tại phiên thảo luận
Đại biểu Nguyễn Công Bình – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu tại phiên thảo luận

Theo báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) của Ủy ban Pháp luật Quốc hội: Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học; hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện được nhiều nội dung đặc thù về nhà ở. Bố cục các chương, mục tương đối hợp lý; một số nội dung về phát triển nhà ở tại khu vực nông thôn đã được chú trọng hơn; tập trung giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân về trách nhiệm tạo lập nhà ở.

Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn còn nặng về tập trung điều chỉnh lĩnh vực phát triển nhà ở theo dự án, các khu đô thị mới; còn nhà ở riêng lẻ, nhà ở hiện hữu tại các khu đô thị cũ, điểm dân cư nông thôn thì chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy định về quản lý, sử dụng nhà ở tại các khu dân cư hiện hữu ở đô thị, điểm dân cư nông thôn do người dân tự xây dựng.

Về dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi), thảo luận tại hội trường, đã có 17 đại biểu đăng ký phát biểu. Nhìn chung ý kiến của các đại biểu đều đồng ý với việc cần có quy định về quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng vùng, khu chức năng đặc thù và nông thôn, nhưng đề nghị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Các đại biểu cũng đề nghị dự thảo luật cần quy định rõ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, đặc biệt là tại địa bàn nông thôn có quy định về tiêu chí lựa chọn nhà thầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước được trực tiếp tham gia các hoạt động xây dựng, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh phục vụ đắc lực hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Chiều nay, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) (sửa đổi); nghe Báo cáo giải trình và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đầu tư công.

Theo Tờ trình dự án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), sau hơn 7 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì Luật Kinh doanh BĐS 2006 cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và trong công tác quản lý nhà nước

Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) có 5 Chương, 74 Điều, giảm 1 Chương và 7 Điều so với Luật Kinh doanh BĐS năm 2006. Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Kinh doanh BĐS hiện hành và tuân thủ các quan điểm, yêu cầu xây dựng Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung với 7 nội dung mới.

Tập trung làm rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi cao trong triển khai thực hiện, trong đó quy định cụ thể những tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS phải đăng ký kinh doanh và những trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có mua bán, cho thuê, thuê mua BĐS nhưng không phải là kinh doanh BĐS. Những nội dung mới này được quy định cụ thể tại Điều 8 về Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS.

Thảo luận về Luật Đầu tư công, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu đầu tư công, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, trong đó có việc sửa Luật Đầu tư công là vấn đề cấp bách. Để giảm thiểu lãng phí trong đầu tư, có ý kiến cho rằng, cần ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của người ra quyết định chủ trương đầu tư, ngay cả khi dự án đã được đưa vào vận hành.

Tham gia góp ý về Dự thảo của Luật này, đại biểu Nguyễn Công Bình – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cơ bản nhất trí với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, dự thảo Luật Đầu tư công, nhiều điều trong dự thảo Luật đã thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn. Để hoàn thiện dự thảo Luật này, đại biểu Nguyễn Công Bình đã tham gia góp ý một số nội dung đó là: Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp được quy tại Điều 17 và Điều 89 của dự thảo Luật. Theo đó, tại khoản 5, Điều 17 quy định về thẩm quyền của HĐND là quyết định về chủ trương đầu tư. Tại Khoản 1, Điều 89 quy định HĐND các cấp ngoài việc quyết định chủ trương đầu tư, còn có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm của địa phương. Đồng thời, giám sát toàn diện các dự án, sử dụng vốn đầu tư công được giao cho địa phương quản lý. Như vậy, về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn đã rõ. Tuy nhiên, ở một số địa phương thí điểm không tổ chức HĐND thì sẽ thực hiện quy định này như thế nào? – (Đại biểu Bình nói.)

Với sự cần thiết ban hành Luật Đầu tư công và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Trong khi đó, Luật Chính quyền địa phương chưa trình Quốc hội thông qua. Vì vậy, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu thêm và bổ sung một khoản vào điều 104 dự thảo Luật để xử lý vấn đề này.

Về phâm cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Tại Khoản 3, Điều 37 có quy định về phân cấp thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn các chương trình, dự án đầu tư công ở địa phương, theo đại biểu Nguyễn Công Bình đề nghị xem xét, bổ sung Sở Tài chính để phù hợp với Khoản 3, Điều 87 về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính. Cụ thể là: - Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua Luật Đầu tư công tại kỳ họp này.

Đức Toàn

Các tin khác
Đại biểu Dương Văn Thống – Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, khóa XIII bày tỏ đồng tình và nhất trí cao với báo cáo đánh giá của Chỉnh phủ về tình hình phát triển KT – XH đã có nhiều chuyển biến tích cực.

YBĐT - Tiếp tục nội dung chương trình của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, ngày 23/4, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ nhằm đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2013...

Chiều 23/5, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ tổ chức Họp báo Quốc tế với các cơ quan báo chí Việt Nam; Văn phòng các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội; Các cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam thông báo về những diễn biến mới nhất liên quan đến việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 22/5 lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, đồng thời gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân.

Đồng chí Dương Văn Thống - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến phiên thảo luận tại tổ về hai Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi).

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, ngày 22/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và thảo luận tại tổ về hai Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục