Quốc hội thảo luận Chương trình xây dựng pháp luật

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/5/2014 | 3:03:35 PM

YBĐT - Ngày 26/5, bắt đầu tuần làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận Luật Phá sản (sửa đổi) và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015.

Bước sang tuần làm việc thứ hai kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe nội dung Tờ trình dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); nghe các báo cáo thẩm tra về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi). Đồng thời, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.

Thảo luận về Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng Dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) cần tránh khuynh hướng hình sự hóa việc phá sản của Luật hiện hành, đồng thời Dự thảo Luật phải có cái nhìn mới về việc phá sản đối với quyền lợi của doanh nghiệp, các bên liên quan cũng như với cơ quan thực thi pháp luật.

Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) quy định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; tuyên bố phá sản và thanh lý tài sản phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố mở thủ tục phá sản. Mặt khác, quá trình sửa đổi Luật Phá sản 2004 trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm thực hiện bình đẳng quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh; đảm bảo tính kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật phá sản ở Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế…

Theo dự luật, doanh nghiệp (DN) được yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn trong những trường hợp sau đây: Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp tạm ứng chi phí phá sản; Doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không phục hồi được. Kèm theo đơn yêu cầu, doanh nghiệp, hợp tác xã phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc phá sản. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn, Tòa án nhân dân xem xét và xử lý, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn và giải quyết phá sản.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, việc xử lý cho DN phá sản như quy định trên vẫn quá rườm rà về thủ tục, gây ảnh hưởng, thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người lao động. Dự án Luật do Toà án Nhân dân tối cao trình và dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.

Cũng trong ngày (26/5), Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trình bày dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và thảo luận tại hội trường về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.

Góp ý về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần điều chỉnh chương trình theo hướng đẩy nhanh việc xây dựng, trình Quốc hội thông qua nhiều dự án luật quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội. Các ý kiến cho rằng, Hiến pháp (sửa đổi) vừa có hiệu lực thi hành đầu năm 2014, trong đó quy định nhiều vấn đề mới, vì vậy trong thời gian tới Quốc hội sớm rà soát các luật nhằm sửa đổi, bổ sung phù hợp Hiến pháp.
       
Một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, với số lượng lớn văn bản Luật dự kiến ban hành trong năm nay và năm tới, do vậy, để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án Luật, cần chú trọng đến chất lượng của luật, vì trong thời gian qua, nhiều luật được thông qua, nhưng khó đi vào cuộc sống và phải sửa đổi, bổ sung. Đề nghị các cơ quan soạn thảo cần phải làm quyết liệt và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra. Đặc biệt, phải khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản hay việc chuẩn bị các dự án Luật không đáp ứng yêu cầu tiến độ để ra.

Đức Toàn

Các tin khác

Bước sang tuần làm việc thứ 2, ngày 26/5, Quốc hội làm việc tại hội trường về công tác xây dựng pháp luật.

YBĐT - Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ triển khai Chương trình Quốc gia về xây dựng NTM; Khai mạc hè, khai mạc Hội trại huấn luyện kỹ năng năm 2014 và Liên hoan Thiếu nhi các dân tộc thiểu số lần thứ 2 - 2014; Những thông tin về kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII; Thái Lan - hàng trăm người biểu tình phản đối đảo chính, kêu gọi bầu cử... là những thông tin đáng chú ý.

Đại biểu Nguyễn Công Bình – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu tại phiên thảo luận

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, ngày 24/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, cho ý kiến vào 2 dự án luật: Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); đồng thời nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận về 2 dự thảo Luật là: Luật Xây dựng (sửa đổi) và Luật Đầu tư công.

Đại biểu Dương Văn Thống – Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, khóa XIII bày tỏ đồng tình và nhất trí cao với báo cáo đánh giá của Chỉnh phủ về tình hình phát triển KT – XH đã có nhiều chuyển biến tích cực.

YBĐT - Tiếp tục nội dung chương trình của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, ngày 23/4, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ nhằm đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2013...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục