Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn: Đổi mới nội dung chương trình mới là phần gốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/6/2014 | 3:19:55 PM

YBĐT - Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, ngày 11/6, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận đăng đàn trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận đăng đàn trả lời chất vấn.

Nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tập trung vào các vấn đề: chất lượng đào tạo hệ đại học, dạy nghề còn thấp, chưa phù hợp yêu cầu của thị trường lao động; tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường cao, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng trả lời các câu hỏi của đại biểu về việc triển khai thực hiện cải cách về giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, công tác quản lý xuất bản sách giáo khoa và sách tham khảo.

Mở đầu phần chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (đoàn Yên Bái) cho rằng, thi cử là khâu đột phá, nhưng đó chỉ là phần ngọn, đổi mới chương trình sách giáo khoa mới là gốc. Sao chưa đổi mới gốc đã đổi mới ngọn?.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Luận cho rằng, đổi mới thi cử sẽ có tác động đến quá trình dạy và học trong trường phổ thông vì hai vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau. Đổi mới thi cử, đơn cử như thi tốt nghiệp THPT 2014 vừa qua, có những đổi mới căn bản, thể hiện qua cách ra đề thi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khiến học sinh hứng thú. Điều đó sẽ có tác động đến cách dạy và học ở nhà trường, chuyển từ lối truyền thụ kiến thức hiện nay sang phát triển năng lực của học sinh, khơi gợi khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của học sinh.

Bộ trưởng cho rằng, đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương có nhiều việc phải làm song song, trong đó có đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) sau 2015 theo hướng phát triển năng lực học sinh, hiện nay đang xây dựng; cùng với đó, với việc dạy và học chương trình SGK cũ hiện nay, các giáo viên, học sinh cũng phải đổi mới ngay chứ không chờ chương trình SGK mới.

Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (đoàn Yên Bái) tham gia phiên chất vấn.

Cùng nội dung câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (đoàn Yên Bái) và đại biểu Phạm Thị Hải (đoàn Đồng Nai) đều chất vấn, một trong khâu yếu nhất của HS-SV Việt Nam là khả năng ngoại ngữ. Chính phủ đã có đề án dạy và học ngoại ngữ quốc gia với kinh phí rất lớn, vậy tại sao kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 này lại cho phép học sinh thi tự chọn môn ngoại ngữ, làm lãng phí hàng ngàn tỷ đồng của đề án dạy và học ngoại ngữ quốc gia?

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trả lời, chủ trương nhất quán là nâng cao trình độ ngoại ghữ của HS-SV. Nhưng thực tế cho thấy, cách dạy, học ngoại ngữ của HS-SV Việt Nam hiện nay không giống bất cứ quốc gia nào. “Học chủ yếu là ngữ pháp, học hết THPT cũng không nói được ngoại ngữ; phát âm không chuẩn. Vì thế phải đổi mới cách dạy và học môn này; dứt khoát chấm dứt tình trạng nhận bằng, chứng chỉ ngoại ngữ nhưng không sử dụng được. Theo ông Luận, hiện nay đang tập trung khâu đào tạo lại giáo viên ngoại ngữ, sau đó có chương trình SGK mới tạo ra cách học, dạy ngoại ngữ mới thì sẽ đẩy mạnh lại việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường.

Nhiều đại biểu nêu thực trạng gần 72.000 sinh viên tốt nghiệp Đại học mà không có việc làm hoặc làm việc không phù hợp với nghề được đào tạo. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời: “Trách nhiệm của Bộ trong việc để số lượng HS-SV sau tốt nghiệp ĐH-CĐ chưa có việc làm là trong thời gian dài, mô hình phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục ĐH chú trọng về quy mô, số lượng mà chưa chú ý đến điều kiện bảo đảm chất lượng. Chất lượng đào tạo CĐ, ĐH hiện nay rất đáng lo ngại và những bất cập trong đào tạo và sử dụng tiến sỹ, Bộ trưởng đồng tình với nhận định này và cho biết, để giải quyết, Bộ đã chấn chỉnh việc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ngoài cơ sở chính của nhà trường.

Nhiều đại biểu cũng băn khoăn về bệnh thành tích trong giáo dục và tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các bậc học có phản ánh đúng chất lượng học tập hiện nay hay không?. Bộ trưởng Luận cho rằng, Bộ không bỏ điểm sàn Đại học. Đổi mới tuyển sinh Đại học năm nay là phân ra 2-3 mức sàn, có mức sàn cao, có mức sàn thấp hơn. Nhưng mức thấp hơn này không có hạ thấp tiêu chuẩn, yêu cầu so với các năm trước để triển khai Luật Giáo dục Đại học là tổ chức việc phân tầng ĐH thành các tầng khác nhau ở các mức chất lượng khác nhau.

Nhiều đại biểu cho rằng những đổi mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua của Bộ là đánh giá học sinh không toàn diện, vô hình trung khiến HS học lệch, gây tốn kém thời gian, tiền bạc, gây căng thẳng cho phụ huynh, xã hội… Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Bộ để xuất các giải pháp dàn hàng ngang cùng tiến hay chọn khâu then chốt?”. Bộ trưởng trả lời ngắn gọn rằng Nghị quyết 29 đã nêu một số giải pháp mang tính đột phá là giáo viên, cán bộ quản lý, công tác quản lý của ngành GD&ĐT, các vấn đề liên quan đến đề án đổi mới chương trình SGK với kinh phí 34.000 tỷ đồng cũng được Bộ trưởng giải trình.

Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tham gia phiên trả lời chất vấn. Các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội sẽ tập trung vào các nhóm vấn đề triển khai thực hiện Hiến pháp 2013; việc ban hành và thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật; chất lượng văn bản pháp luật; các văn bản hướng dẫn để các luật được thực thi trong cuộc sống; thi hành án dân sự. Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề liên quan.

Đức Toàn

Các tin khác
Đồng bào Thái xã Hát Lừu (Trạm Tấu) thi đua góp sức xây dựng đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Nhiều năm qua, tỉnh đã tổ chức đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; đổi mới về tổ chức phong trào thi đua cả nội dung và hình thức. Công tác khen thưởng đã có nhiều điểm tích cực về đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh khẳng định trong phát biểu tại Cuộc họp Đối thoại ASEAN-Mỹ lần thứ 27 diễn ra ngày 10/6.

YBĐT - Theo chương trình giám sát của Quốc hội, từ chiều 10/6 đến hết ngày 12/6, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn 4 thành viên Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Sáng nay, 10-6, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục