Cần quy định rõ hơn về hình thức sở hữu toàn dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/3/2015 | 9:58:04 AM

YBĐT - Các vấn đề về hình thức sở hữu toàn dân, bảo vệ quyền dân sự và quyền thay đổi họ của cá nhân là nội dung các ý kiến đóng góp dưới đây đối với Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Cần quy định rõ hơn về hình thức sở hữu toàn dân

Đại tá Phạm Ngọc Thắng - Phó giám đốc Công an tỉnh

  Điều 213 Dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) (sửa đổi) quy định 3 hình thức sở hữu gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung. Sau khi nghiên cứu, tôi nhất trí với quy định 3 hình thức sở hữu như Dự thảo để phù hợp với quy định tại Điều 32 Hiến pháp. Hình thức sở hữu riêng và sở hữu chung là dựa trên nguyên tắc về chủ thể thực hiện quyền sở hữu (một người thực hiện là quyền sở hữu riêng, nhiều người thực hiện quyền là sở hữu chung).

Tuy nhiên, Dự thảo BLDS cần quy định rõ hơn hình thức sở hữu toàn dân để có thể xác định được quyền của người dân đối với các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Vì trên thực tế, trong sở hữu toàn dân, không tồn tại chủ thể là toàn dân mà chỉ có Nhà nước mới có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản công (với tư cách đại diện toàn dân).

Điều 182 Dự thảo Bộ luật quy định, các trường hợp cụ thể về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác. Tôi nhất trí với Dự thảo vì quy định này giúp phân định rõ ràng hơn thời điểm giao dịch được xác lập (có hiệu lực) với thời điểm quyền sở hữu hoặc vật quyền khác được xác lập, đồng thời quy định như vậy thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước với các quyền của chủ thể quan hệ dân sự trong việc thỏa thuận giữa các bên tham gia.

Trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự

Đồng chí Phạm Hồng Quân - Phó chánh án Toà án nhân dân tỉnh


Khoản 2 Điều 19 Dự thảo Bộ Luật Dân sự (BLDS) (sửa đổi) quy định: "Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng". Tôi nhất trí với Dự thảo vì như vậy sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân một cách kịp thời. Điều 102 Hiến pháp đã quy định: "Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa...".

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, yêu cầu về dân sự. Toà án là cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân... Vì vậy, tòa án giải quyết tất cả các mâu thuẫn xã hội kể cả trong trường hợp chưa có pháp luật điều chỉnh. Nếu toà án từ chối giải quyết, xét xử thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn xã hội không được giải quyết, có thể gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.

Tôi cũng nhất trí với nội dung của Dự thảo, tòa án nhân dân có quyền điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Theo quy định của Hiến pháp, tòa án nhân dân có chức năng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Để làm được điều đó, tòa án phải có quyền hạn can thiệp trong một số trường hợp nhất định theo luật, trong đó, có việc yêu cầu các bên điều chỉnh hợp đồng, chấm dứt thực hiện hợp đồng nhằm hạn chế thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi và lợi ích của một trong các bên; phân chia thiệt hại, bảo đảm cho việc thực hiện được hợp đồng khi có hoàn cảnh thay đổi.

Quyền thay đổi họ của cá nhân cần mở rộng thêm

Luật gia  Hà Thị Bàn - Trưởng phòng Xây dựng và Thẩm định văn bản - Sở Tư pháp.

Dự thảo BLDS đã quy định về quyền thay đổi họ của cá nhân tại Điều 31 và quy định thông thoáng hơn nhiều đối với BLDS hiện hành. Đó là quy định họ của cá nhân được xác định theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu không có thỏa thuận thì xác định họ theo cha hoặc theo mẹ theo tập quán. Trong khi đó, BLDS hiện hành quy định về họ của cá nhân được xác định theo khai sinh của người đó, như vậy, vấn đề bình đẳng giới bị bó hẹp và hạn chế.

Tuy nhiên, về vấn đề này, tôi đề nghị, việc quy định về quyền thay đổi họ của cá nhân cũng cần mở rộng thêm. Đó là quyền thay đổi họ trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng cần có quy định bổ sung trong BLDS (sửa đổi) về vấn đề thay đổi họ khi một người quốc tịch Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, họ của người mang quốc tịch Việt Nam đặc biệt là nữ được thay đổi họ theo họ của chồng cho phù hợp với pháp luật của nước mà chồng người nước ngoài là công dân, như vậy sẽ đầy đủ hơn, bảo đảm quyền bình đẳng giới.

Quỳnh Nga (Thực hiện)

Các tin khác

YBĐT - Ngày 23/3, Đoàn công tác do đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội điểm Đảng bộ cấp cơ sở tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975- 24/3/2015), sáng 24/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cùng lãnh đạo bộ, ngành Trung ương đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Quảng Nam; dự lễ khánh thành và gắn biển một số công trình chào mừng ngày chiến thắng của tỉnh.

Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định của UBND tỉnh Yên Bái công nhận xã Báo Đáp đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

YBĐT - Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái công nhận xã Báo Đáp đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 đã diễn ra sáng nay, 24/3.

Lãnh đạo xã Báo Đáp kiểm tra công tác trang trí khánh tiết tại hội trường - nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020. 
(Ảnh: Hoàng Nhâm)

YBĐT - Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đảng bộ xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên vinh dự được Đảng bộ tỉnh Yên Bái chọn là nơi tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở. Phóng viên YBĐT có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Hữu Đông - Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Trấn Yên về công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục