Hải quân Việt Nam trong chiến thắng mùa Xuân năm 1975

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/4/2015 | 10:40:55 AM

YBĐT - Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Hải quân nhân dân Việt Nam đã không ngừng phát triển, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 26/4/1975. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân chủng Hải quân được giao nhiệm vụ vận chuyển bộ đội và phương tiện chiến đấu với số lượng cao nhất, thời gian nhanh nhất và an toàn; xây dựng lực lượng khẩn trương đáp ứng yêu cầu chiến đấu giải phóng các hải đảo và tiếp quản các cơ sở hải quân của địch. Nhiệm vụ cụ thể của Quân chủng được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị (từ ngày 4/4) cùng với Quân khu 5 “nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhanh nhất đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa”.

Để thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, Đảng ủy Quân chủng họp, quyết định tập trung mọi cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng bộ và Quân chủng, dốc sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Theo yêu cầu đó, tàu 601 được lệnh nhanh chóng từ Hải Phòng vào cửa Nhật Lệ, tàu 641 được lệnh chở quân đi chiến đấu. Các tàu còn lại đã theo sát bước tiến quân của các đoàn quân chủ lực, đánh ven biển, góp phần vào những thắng lợi của quân và dân ta.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, riêng Trung đoàn 125 của Quân chủng Hải quân đã huy động 143 lần chiếc tàu ra khơi, với hành trình 65.721 hải lý, chuyên chở 8.721 tấn vũ khí, 50 xe tăng và pháo, đưa 18.741 cán bộ, chiến sĩ đi chiến đấu, đánh chìm một tàu PCR, đánh bị thương 3 tàu khác, gọi hàng 1 tàu, bắn 42 tên địch.

Cùng với tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, từ ngày 5/4/1975, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Quân chủng khẩn trương chuẩn bị chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa, một quần đảo có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, quân sự, kinh tế, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam. Quyết tâm của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh là bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi nhất để giải phóng đảo, kiên quyết không để các lực lượng khác đến đánh chiếm đảo trước ta. 16 giờ, ngày 28/4, bộ đội ta tiếp tục hành quân đi giải phóng đảo Trường Sa - đảo xa xôi nhất nằm ở phía Nam của quần đảo.

9 giờ, lực lượng của ta đổ bộ lên đảo. 9 giờ 30 phút, ta làm chủ đảo Trường Sa, kết thúc nhiệm vụ đặc biệt Quân ủy Trung ương giao cho Quân chủng Hải quân là giải phóng đảo Trường Sa. Chiến thắng giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa thể hiện việc quán triệt và chấp hành nghiêm chỉ đạo của cấp trên về nhiệm vụ giải phóng đảo của Quân chủng Hải quân. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Tàu không số của Hải quân Việt Nam đang thực hiện hải trình trên biển. (Ảnh tư liệu)

Sáng ngày 30/4/1975, quân ta nổ súng tiến công đồng loạt trên các hướng. 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, cờ giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi. 13 giờ cùng ngày, các lực lượng hải quân ta tiến vào tiếp quản Bộ Tư lệnh Hải quân của quân đội Sài Gòn, đồng thời tiếp quản Bộ Tư lệnh hạm đội, Bộ Tư lệnh Sư đoàn Lính thủy đánh bộ của địch.

Cùng trong những hoạt động này, ngày 27/4/1975, bộ đội hải quân phối hợp với một số đơn vị bạn giải phóng đảo Cù Lao Thu thuộc tỉnh Ninh Thuận (27 tháng 4) và một số đảo ven biển miền Trung, đưa đón các chiến sĩ tù bị đày ở Côn Đảo, Phú Quốc về đất liền.

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến ngày 13/6/1975, cuộc chiến đấu giải phóng các đảo phía Tây Nam Tổ quốc diễn ra quyết liệt với quy mô hiệp đồng ngày càng lớn. Các đơn vị trong Quân chủng hiệp đồng chặt chẽ với không quân, pháo binh, bộ binh, đổ bộ chiến đấu giải phóng hoàn toàn các đảo thuộc vùng biển phía Tây Nam. Thắng lợi trong việc giải phóng các đảo này cũng là kết thúc nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân trong quá trình tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Năm tháng sẽ qua đi nhưng những chiến công anh hùng của Quân chủng Hải quân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ mãi mãi còn khắc ghi trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta nói chung và lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng.

(Theo ĐCSVN)

Các tin khác
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự huyện Trấn Yên nhiệm kỳ 2015 – 2020

YBĐT- Đảng bộ Quân sự huyện Trấn Yên được Đảng ủy Quân sự tỉnh Yên Bái lựa chọn tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm, thống nhất chỉ đạo đại hội Đảng bộ quân sự các huyện, thị, thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Ngày 6-4-1975, Ban Thường vụ Trung ương Cục miền Nam ra chỉ thị đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng thành thị. Chỉ thị nêu rõ: “Tình thế cách mạng trực tiếp ở thành thị đã đến, nhiệm vụ cấp bách trước mắt đã quyện làm một với nhiệm vụ cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam”.

Hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết “Đại thắng mùa xuân 1975 - biểu tượng của sự phối hợp giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Xin trân trọng giới thiệu bài viết cùng bạn đọc!

Các đại biểu tại Hội thảo “Từ các Mục tiêu Thiên niên kỷ 2000-2015 đến các mục tiêu phát triển bền vững sau 2015: Vai trò của nghị viện”.

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng trong suốt 14 năm thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (LHQ), với 3/8 mục tiêu hoàn thành trước thời hạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục