Yên Bái tự hào đi lên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/4/2015 | 9:12:21 AM

YBĐT - Ngày 11 tháng 4 năm 1900 ghi dấu ấn chính thức Yên Bái là tỉnh có địa giới hành chính gồm phủ Trấn Yên, châu Văn Chấn, Văn Bàn, Than Uyên và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái...

 

Thành phố Yên Bái hôm nay.
Thành phố Yên Bái hôm nay.

Yên Bái là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có nhiều dân tộc chung sống và giữ vị trí chiến lược hết sức quan trọng qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước. Ngày 11 tháng 4 năm 1900 ghi dấu ấn chính thức Yên Bái là tỉnh có địa giới hành chính gồm phủ Trấn Yên, châu Văn Chấn, Văn Bàn, Than Uyên và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. Cùng dòng chảy của lịch, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.

Đầu năm 1930, Yên Bái đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng do chí sỹ yêu nước Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa không thành công nhưng đã gây tiếng vang lớn trong nước, thế giới, cổ vũ, bồi đắp tinh thần yêu nước cho đồng bào cả nước.

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, uy tín và ảnh hưởng của Đảng đã tác động rất nhanh đến Yên Bái, thức tỉnh tinh thần yêu nước, định hướng con đường đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân. Năm 1940, những cán bộ cách mạng của Xứ uỷ Bắc Kỳ được cử lên Yên Bái đã xây dựng được một số cơ sở cách mạng ở Trấn Yên và thị xã Yên Bái. Thành lập các tổ chức cứu quốc, tập hợp hàng ngàn hội viên. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), khí thế cách mạng của quần chúng khắp nơi trong tỉnh dâng cao và ngày 7/5/1945 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở thị xã Yên Bái.

Ngày 30/6/1945, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định thành lập Ban cán sự liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ. Sự kiện thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh đã mở ra bước ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương. Ngày 6/7/1945, lực lượng vũ trang Yên Bái ra đời làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

Dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng, lực lượng vũ trang cách mạng và quần chúng đã vùng lên lần lượt giải phóng các châu Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thị xã Yên Bái. Ngày 22/8/1945 tại thị xã Yên Bái, chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái đã ra mắt trước sự chứng kiến hân hoan của hàng vạn người dân.

Sau thắng lợi cách mạng tháng Tám, Yên Bái đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách của  “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân các dân tộc Yên Bái đã bảo vệ vững chắc chính quyền non trẻ, củng cố lực lượng vũ trang, cô lập bọn phản động Việt Quốc, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi, chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.

Năm 1947, thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, thôn tính 2/3 diện tích của tỉnh. Yên Bái đã thực hiện đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” kết hợp vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Quân, dân Yên Bái đã đóng góp sức người, sức của, phối hợp với bộ đội chủ lực mở chiến dịch Sông Thao, Lê Hồng Phong, Lý Thường Kiệt. Đặc biệt, trong chiến dịch Tây Bắc đã đập tan hoàn toàn phân khu Nghĩa Lộ, giải phóng hoàn toàn tỉnh Yên Bái. Ngay sau khi giải phóng, toàn tỉnh lại đồn sức mở con đường huyết mạnh nối liền căn cứ địa Việt Bắc với chiến trường Tây Bắc, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại.

Nghị định của toàn quyền Đông Dương về thành lập tỉnh Yên Bái và một số tỉnh khác.

Hoà bình lập lại, Yên Bái bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và triển kinh tế - xã hội, thiết lập quan hệ sản xuất mới, tập trung sức lực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội tiêu biểu công trình Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, quân dân Yên Bái đã hưởng ứng và thực hiện tốt các phong trào “Tay cày, tay súng” “Tay búa, tay súng”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Ba giỏi”... làm tròn nghĩa vụ của hậu phương với tiền tuyến lớn, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành quả về lĩnh vực kinh tế - xã hội, lần lượt làm thất bại  âm mưu phá hoại, xâm lược, gây mất ổn định của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia.

Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hoá đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, phát huy tiềm năng, thế mạnh, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo thế và lực mới.

Đặc biệt, trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thực hiện  Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tạo được những chuyển biến tích cực về nhận thức trong Đảng, trong xã hội, từng bước hình thành phong trào làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có tác động lớn đến việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở các ngành, địa phương, đơn  vị, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về  tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và  toàn xã hội.

Kỷ niệm 115 năm ngày thành lập tỉnh là dịp ôn lại chặng đường vẻ vang đấu tranh, xây dựng, trưởng thành, tự hào, phấn khởi trước những thành tích đã đạt được trong thời gian qua. Với những thành tựu, kinh nghiệm đã có và phát huy truyền thống quý báu, nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phấn đấu và sáng tạo, tỉnh Yên Bái sẽ phát triển vững chắc, toàn diện, giàu đẹp, văn minh.

Hà Ngọc Lan (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Các tin khác

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc, nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước. Ngày 11 tháng 4 năm 1900 được ghi dấu ấn chính thức, Yên Bái là một tỉnh có địa giới hành chính gồm có phủ Trấn Yên, châu Văn Chấn, Văn Bàn và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái.

Hình ảnh phiên họp.

Số lượng thứ trưởng, phó tổng cục trưởng, phó cục trưởng, phó vụ trưởng như thế nào sẽ được quy định khá cụ thể ngay trong Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Medvedev, hai bên thống nhất sẽ đẩy nhanh tiến trình ký kết FTA giữa Việt Nam và EEU

Cho đến nay, hai bên đã thống nhất được những nội dung cơ bản của Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao.

Các chiến sỹ Binh đoàn Hương Giang mang cờ tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã gửi văn bản phúc đáp Công văn của Văn phòng Chính phủ về chủ trương xây dựng Bia tưởng niệm chiến sỹ Biệt động Sài Gòn hy sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 tại Dinh Độc Lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục