Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ảnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/5/2015 | 10:07:36 PM

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

 Làng Trù, Kim Liên - quê ngoại Bác

Làng Trù - quê ngoại Bác.

Làng Sen - quê nội Bác

Làng Sen - quê nội Bác.

Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã nhận rõ đây là đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911

Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam”, đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Bác Hồ năm 1919

Bác Hồ năm 1919.

Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Com-poăng (Paris), nơi Người trọ từ năm 1920 đến năm 1923

Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Com-poăng (Paris, Pháp), nơi Người trọ từ năm 1920 đến năm 1923.

Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp (1920)

Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp (1920).

Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo “Người cùng khổ” ở Pháp.

Mô tả ảnh.

Hồ Chủ Tịch và tờ báo Le Paria - Người cùng khổ

Hồ Chủ tịch và tờ báo Le Paria – Người cùng khổ

Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông – Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Bác Hồ tại Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V, 1924, Mát-xcơ-va

Bác Hồ tại Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V, 1924, Mát-xcơ-va

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số chiến sĩ cách mạng châu Phi trong thời gian hoạt động tại Liên Xô

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số chiến sĩ cách mạng châu Phi trong thời gian hoạt động tại Liên Xô

Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện, đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.

Phòng họp của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Phòng họp của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội

Tờ Thanh niên năm 1925

Tờ báo Thanh niên năm 1925

Lá cờ Đảng

Lá cờ Đảng

Từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Bác Hồ vào năm 1933 khi vừa từ Trung Quốc trở lại Nga (ảnh do Bảo tàng Hồ Chí Minh thu thập được trong chuyến công tác tại Nga cuối năm 2006)

Bác Hồ vào năm 1933 khi vừa từ Trung Quốc trở lại Nga.

Sau 30 năm bôn ba hải ngoại, tháng 2 năm 1941, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ huy phong trào cách mạng trong nước. Bác sống và làm việc trong hang Pác Pó thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân

Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

Hang Pác Pó ngày nay

Hang Pác Pó – Hà Quảng – Cao Bằng.

Ngày 24 tháng 5, Bác Hồ từ Cao Bằng về đến Tân Trào để chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước.

Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ làm việc và tiếp khách những ngày ở Tuyên Quang

Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ làm việc và tiếp khách những ngày ở Tân Trào, Tuyên Quang

Bác Hồ ở Hang Bòng (Tân Trào, Sơn Dương) trong thời kỳ kháng chiến

Bác Hồ ở hang Bòng (Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang) trong thời kỳ kháng chiến

Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sỹ ở Tân Trào trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp

Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sỹ ở Tân Trào trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp

Đình Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) nơi diễn ra Đại hội Quốc dân cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (tức chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa)

Đình Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) nơi diễn ra Đại hội Quốc dân ngày 16.8.1945

Lá cờ treo trong đình Tân trào trong đại hội quốc dân

Lá cờ treo tại đình Tân Trào trong Đại hội Quốc dân

Ngày 17 tháng 8, ngay sau Đại hội Quốc dân, Bác Hồ ra lời kêu gọi, đồng bào cả nước Tổng khởi nghĩa, động viên quân dân ta nhất tề xông lên giành lấy chính quyền, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do.

Ngày 19.8.1945, hơn 10 vạn quần chúng thủ đô Hà Nội đã tham gia mít tinh mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 19.8.1945, hơn 10 vạn quần chúng thủ đô Hà Nội đã tham gia mít tinh mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Và kết quả đã làm nên cuộc cách mạng tháng 8 kỳ diệu với chiến thắng vang dội.

Và kết quả đã làm nên cuộc cách mạng tháng 8 kỳ diệu với chiến thắng vang dội

Ngày 22 tháng 8, Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945

Lễ đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945.

Lễ tuyên ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945

Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn quân, toàn dân ta vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.

Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945

Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945.

Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945

Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945

Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam và Dân chủ Cộng hòa Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam.

Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946

Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và thư ký riêng Vũ Đình Huỳnh tại Paris năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh và thư ký riêng Vũ Đình Huỳnh tại Paris năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt – Pháp ngày 14-9-1946

Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra chiếm đóng miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh ( 9 - 12 -1946 )

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh (19 – 12 -1946).

Nhà sàn đầu tiên của Bác ở Vai Cày, Đại Từ, Thái Nguyên

Nhà sàn đầu tiên của Bác ở Vai Cày, Đại Từ, Thái Nguyên

Sau đó Người trở lại Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong 9 năm, trường kỳ kháng chiến, Bác Hồ cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân và dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Ở chiến khu, mọi sinh hoạt của Bác...

từ làm việc…

đến việc ra các quyết định quan trọng đến vận mệnh dân tộc đều hết sức giản dị, đơn sơ

Bác làm việc ở chiến khu Việt Bắc

Những hình ảnh Bác làm việc ở chiến khu Việt Bắc

Bác Hồ đi công tác ở chiến khu Việt Bắc

Bác tăng gia sản xuất ở chiến khu Việt Bắc

Bác tăng gia sản xuất ở chiến khu Việt Bắc.

Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí bảo vệ và giúp việc tại chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí bảo vệ và giúp việc tại chiến khu Việt Bắc

Bác Hồ đọc báo ở chiến khu Việt Bắc, năm 1951

Bác Hồ đọc báo ở chiến khu Việt Bắc, năm 1951

Bác Hồ nói chuyện về tình hình cách mạng trong nước và thế giới với cán bộ, chiến sỹ bảo vệ và phục vụ những ngày ở Chiến khu Việt Bắc.

Bác Hồ nói chuyện về tình hình cách mạng trong nước và thế giới với cán bộ, chiến sỹ bảo vệ và phục vụ những ngày ở chiến khu Việt Bắc.

Ở Việt Bắc, Bác thường đi thăm bà con dân tộc

Ở Việt Bắc, Bác thường đi thăm bà con dân tộc

Ngoài giờ làm việc, Bác chơi thể thao và tập võ để nâng cao sức khỏe

Ngoài giờ làm việc, Bác chơi thể thao và tập võ để nâng cao sức khỏe

Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường, quân đội dưới sự lãnh đạo của Bác và Đảng đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao Bắc Lạng,.. Thời cơ đã đến, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Trường Chinh … đã họp bàn và ra quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hình ảnh “Ông Ké” trở nên quen thuộc, gần gũi với đồng bào các dân tộc.

Bác tại nhà sàn Việt Bắc

Bác tại nhà sàn Việt Bắc

Hồ Chủ tịch ở chiến khu Việt Bắc trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Chủ tịch ở chiến khu Việt Bắc trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vào tháng 12 năm 1953, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ

Vào tháng 12 năm 1953, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau hai đợt tiến công ở Điện Biên Phủ, ta đã giành được nhiều thắng lợi rất lớn và rất quan trọng. Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo lực lượng cả nước phối hợp hoạt động với mặt trận Điện Biên Phủ.

Ngày 19/4/1954, Bộ Chính trị ra hai nghị quyết: một chỉ đạo Điện Biên Phủ tiếp tục thấu triệt phương châm “đánh chắc, thắng chắc”; một chỉ đạo chiến trường trong cả nước tiếp tục thấu triệt phương châm “đánh nhỏ, ăn chắc”.

56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, kiên cường, tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp lúc bấy giờ bị Quân đội Nhân dân Việt Nam đập tan. Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả hợp thành của một loạt nhân tố dân tộc và thời đại, là đỉnh cao chói lọi của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ đội hành quân ra mặt trận.

Bộ đội hành quân ra mặt trận

Công binh, dân công, thanh niên xung phong mở đường Tuần giáo - Điện Biên Phủ.

Công binh, dân công, thanh niên xung phong mở đường Tuần giáo – Điện Biên Phủ.

Bộ đội Đại đoàn 351 và 312 kéo pháo vào trận địa.

Bộ đội Đại đoàn 351 và 312 kéo pháo vào trận địa.

Bộ đội ta reo mừng chiến thắng bên xác máy bay địch.

Bộ đội ta reo mừng chiến thắng bên xác máy bay địch.

Quân lính Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ lũ lượt ra hàng.

Quân lính Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ lũ lượt ra hàng.

17 giờ 40 phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên nóc hầm Tướng De castries.

17 giờ 40 phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên nóc hầm Tướng De castries

Bác Hồ trao tặng huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho chiến sỹ trinh sát đã lập nhiều thành tích xuất sắc

Bác Hồ trao tặng huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho chiến sỹ trinh sát đã lập nhiều thành tích xuất sắc.

Ngày 7-5-1954, quân đội Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ. Đúng 16 giờ 30 phút, ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc. Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết.

Đại diện Việt Nam Dân chủ cộng hoà Tạ Quang Bửu (ngồi thứ hai từ bên trái) ký Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Đại diện Việt Nam Dân chủ cộng hoà Tạ Quang Bửu (ngồi thứ hai từ bên trái) ký Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về – bộ đội tiếp quản thủ đô Hà Nội tháng 10 năm 1954.

                                                                     (Theo tennguoidepnhat.net)

Các tin khác

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

Đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu kết luận Hội nghị.

YBĐT - Chiều 5/5, Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân vận Khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhằm đánh giá kết quả hoạt động 4 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2015. Đồng chí Dương Văn Thống – Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.

Nông dân xã Nghĩa Phúc thăm quan mô hình trồng ngô nếp tím ở xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ).
Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh

YBĐT - Đồng chí Lò Văn Phan - Bí thư Đảng bộ xã Nghĩa Phúc (thị xã Nghĩa Lộ) cho biết: "Là địa phương mới được sáp nhập vào thị xã Nghĩa Lộ nhưng từ sự quan tâm của các cấp, ngành, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, xã Nghĩa Phúc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Năm 2014, Nghĩa Phúc còn 21,8% hộ nghèo, bằng 114 hộ…".

Nguồn vốn từ NHCSXH tỉnh đã giúp nhiều hộ dân khai thác tiềm năng chăn nuôi thủy sản trên hồ Thác Bà.
(Ảnh: Thanh Tân)

YBĐT - Đồng chí Nguyễn Thanh Hải – Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái tâm sự: “Trong cuộc sống, công việc, người cán bộ NHCSXH luôn lấy tấm gương của Bác để học tập. Trong đó, đối với thi đua, khen thưởng, chúng tôi rất thấm nhuần câu nói của Bác: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất ", từ đó, đơn vị luôn chú ý triển khai thật tốt công tác này và coi đó là động lực quan trọng để vượt khó, vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục