70 năm một chặng đường vẻ vang

Bài 2: Bước ngoặt lịch sử

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/6/2015 | 9:41:02 AM

YênBái - YBĐT - Ngay sau khi được thành lập ngày 3/2/1930, Đảng ta đã chú trọng phát động phong trào cách mạng trong cả nước. Ở Yên Bái, vào tháng 3/1930 tại thị xã Yên Bái đã xuất hiện nhóm đọc sách báo yêu nước, tiến bộ (Học sinh đoàn) gồm 17 học sinh của Trường Tiểu học Pháp - Việt và một số lính khố xanh.

Ký họa quang cảnh mít tinh chào mừng Cách mạng tháng Tám thành công tại vườn hoa tỉnh lỵ Yên Bái vào buổi sáng ngày 22 tháng 8 năm 1945.
Ký họa quang cảnh mít tinh chào mừng Cách mạng tháng Tám thành công tại vườn hoa tỉnh lỵ Yên Bái vào buổi sáng ngày 22 tháng 8 năm 1945.

>> Bài 1: Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Yên Bái trước khi có Đảng

Nhóm này do Đỗ Văn Đức đứng đầu, đã ra tập san “Học sinh báo” để tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước, căm thù bọn đế quốc, nêu cao ý chí giải phóng dân tộc. Ngày 1/5/1931, Học sinh đoàn đã tổ chức treo cờ đỏ búa liềm ở gần cổng trường Tiểu học Pháp - Việt, rải truyền đơn nhiều nơi trong thị xã kêu gọi nhân dân chống thực dân Pháp, khiến cho địch rất hoảng sợ. Ít lâu sau, nhóm này bại lộ, 17 thành viên bị bắt giam và Đỗ Văn Đức đã bị tra tấn dã man, hy sinh trong ngục Sơn La năm 1932. Tuy tổ chức Học sinh đoàn tan rã, nhưng cùng với phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tạo môi trường chính trị thuận lợi xây dựng cơ sở và phong trào cách mạng ở Yên Bái.

Từ năm 1936 đến 1939, Đảng đã tập trung lãnh đạo cuộc vận động dân chủ, chống phản động thuộc địa, tay sai, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hoà bình và hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp với hoạt động bí mật, đã tập hợp được mọi thành phần đứng lên đấu tranh tạo thế và lực mới cho phong trào cách mạng. Nhiều tờ báo công khai như: Tin Tức, Lao Động, Thời Thế, Đời Mới… được chuyển lên lưu hành ở Yên Bái giúp cho thanh niên, giới công chức, tiểu thương, nhân dân được tiếp xúc với quan điểm, đường lối của Đảng và thúc đẩy phong trào đấu tranh giành quyền lợi. Trong đó, công nhân Đề pô (xưởng sửa chữa xe lửa Yên Bái) lập Hội ái hữu để đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm việc. Nông dân nhiều xã ở huyện Trấn Yên, đấu tranh chống cướp ruộng và đòi giảm thuế điền. Tiểu thương thị xã Yên Bái đấu tranh đòi giảm thuế chợ, thuế môn bài khiến bọn thống trị phải có nhiều nhượng bộ trong hai năm 1937-1938.

Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ và tháng 9/1940, quân Nhật tràn vào nước ta. Nhân dân Yên Bái và cả nước lúc này đã rơi vào tình cảnh một cổ đôi tròng khiến cho lòng căm thù đế quốc càng được nhân lên. Thời điểm này, cũng là lúc Đảng đẩy mạnh chủ trương xây dựng Đảng ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Ban cán sự Đảng khu D phụ trách 7 tỉnh: Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang đã cử đồng chí Hoàng Ngọc Chương lên Yên Bái hoạt động. Đồng chí đã gây dựng được nhiều cơ sở cách mạng ở thị xã Yên Bái và vùng Ngòi Hóp, Mậu A (Trấn Yên).

Đến tháng 7/1940, đồng chí Hoàng Ngọc Chương bị bắt, nhiệm vụ được giao cho đồng chí Trần Thị Minh Châu đang hoạt động ở vùng Cẩm Khê (Phú Thọ) tiếp tục phát triển phong trào ở cả vùng Cẩm Khê, Hạ Hoà lên vùng hạ huyện Trấn Yên. Khu vực này đã hình thành được nhóm thanh niên phản đế và nhóm này đã tích cực tuyên truyền, rải truyền đơn ở chợ Vân Hội kêu gọi quần chúng đấu tranh. Vận động nhân dân làm đơn yêu cầu bon cai trị cho mở trường tư để cán bộ của Đảng lên dạy học, tạo vỏ bọc hoạt động cách mạng.

Ở huyện Yên Bình, đồng chí Vũ Dương cũng trong vỏ bọc của một thầy giáo, đã đến gây dựng phong trào cách mạng ở các xã Ngọc Chấn, Cảm Nhân… Tuy nhiên, khi phong trào đang phát triển thì địch phát hiện được nguy cơ ở Yên Bái và khu vực nên chúng tập trung khủng bố gắt gao khiến phong trào tạm thời lắng xuống. Đến năm 1943, khi chiến tranh thế giới thứ II có bước ngoặt căn bản là quân đội Xô viết đã đập tan quân phát xít Đức ở Cuốc-xcơ và Xtalingrat, cho thấy sự thất bại của khối phát xít là không thể tránh khỏi. Qua đó, Đảng đã nhận định, đây là cơ hội rất lớn cho cách mạng nước ta đang đến gần và đòi hỏi phải có những chính sách, biện pháp cụ thể, hiệu quả để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Ở Yên Bái lúc này, Nhật đang ra sức tuyên truyền thuyết “Đại Đông Á”; tổ chức xây dựng các đảng phái phản động; bắt phu đi xây dựng các công trình quân sự; khai thác lâm thổ sản và cùng với quân Pháp bóc lột nhân dân đến cùng cực. Điều đó, khiến cho khát khao độc lập của mọi người dân lên tới đỉnh điểm.

Trước tình hình đó, vào khoảng giữa năm 1943 đồng chí Hoàng Quốc Việt - Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã lên nắm tình hình ở khu vực Yên Bái, Phú Thọ và nhận định khu vực giáp ranh giữa Yên Bái, Phú Thọ là nơi bọn Pháp - Nhật có nhiều sơ hở thuận lợi cho chiến tranh du kích và còn phát triển được lực lượng sang Sơn La, Nghĩa Lộ, lên Lào Cai. Từ đó, Trung ương đã quyết định phải xây dựng cho được phong trào cách mạng ở Yên Bái.

Đến tháng 11/1943, đồng chí Hoàng Quốc Việt lên kiểm tra tình hình ở vùng Vần - Hiền Lương lần thứ hai và tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền để nhân dân nhận rõ kẻ thù trực tiếp là quân Pháp và bộ mặt thật của phát xít Nhật. Do hoạt động tích cực của nhóm Việt Minh ở khu vực này nên đến tháng 5/1944, các làng: Linh Thông, Bảo Long, Hạ Bằng La đã lập được tổ chức Việt Minh.

Cùng thời điểm này, đồng chí Hoàng Quốc Việt quyết định thành lập Ban cán sự Đảng Phú Thọ và cử đồng chí Bình Phương làm trưởng ban. Tiếp đó, vào tháng 10/1944 đồng chí Hoàng Quốc Việt tiếp tục lên và giao nhiệm vụ cho đồng chí Bình Phương bắt liên lạc với chi bộ nhà tù Sơn La để truyền đạt các chủ trương quan trọng của Đảng. Móc nối, giải thoát, đón tiếp, bảo vệ các tù chính trị vượt ngục hoặc được địch thả tự do để chờ Trung ương phân công đi lãnh đạo cao trào cách mạng chống Nhật.

Tại thị xã Yên Bái, phong trào cách mạng cũng đang trên đà phát triển mạnh, đặc biệt là phong trào đấu tranh của công nhân Đề pô xe lửa đã giành nhiều thắng lợi. Sau đó, tiểu thương cũng đấu tranh đòi giảm thuế môn bài; 400 phu xây dựng đồn Cao, 800 phu làm sân bay Đông Cuông cũng đấu tranh chống cai đánh đập và cải thiện cuộc sống… Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương và chỉ sau một ngày thì quân Pháp đầu hàng. Thời cơ cách mạng đã đến và khí thế cách mạng ở khu vực phía bắc tỉnh Phú Thọ, tỉnh Yên Bái đã phát triển rộng khắp. Nhưng để phong trào phát triển mạnh hơn nữa trong điều kiện mới, tháng 5/1945 Xứ uỷ đã cử đồng chí Ngô Minh Loan lên phụ trách xây dựng khu căn cứ cách mạng Vần - Hiền Lương.

Với sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Ngô Minh Loan, một số hạt nhân của phong trào cách mạng ở thị xã Yên Bái đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương như đồng chí Nguyễn Hữu Minh (Minh Đăng), Nguyễn Văn Chí (Chí Dũng), Mai Văn Ty (Công) và thành lập chi bộ Đảng vào ngày 7/5/1945. Hầu hết các làng đều lập được các đội cứu quốc như: Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Thân hào cứu quốc và có làng lập được đội tự vệ. Nhiều chức sắc địa phương đã đi theo cách mạng. Tối 14/6/1945, Đội du kích Âu Cơ được thành lập và 1 ngày sau đó thì hành quân vào xã Vân Hội (Trấn Yên). Đến ngày 19/6 đội du kích đã gọi hàng được đội lính bảo an do tri phủ Trấn Yên kéo vào Vân Hội. Ngày 27/6, ta tiếp tục chặn đánh quân Nhật tại đèo Giang án ngữ Vân Hội ra Hiền Lương, tiêu diệt 4 tên, làm bị thương một số tên khác buộc chúng phải vượt sông sang Đoan Thượng lên tàu về xuôi.

Sáng 30/6, quân ta tổ chức lễ mừng chiến thắng tại đình Hiền Lương và đồng chí Ngô Minh Loan đã thông báo quyết định của Xứ uỷ Bắc Kỳ về việc thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh Loan làm bí thư. Đây là bước ngoặt lịch sử trong đấu tranh cách mạng để Đảng bộ tỉnh Yên Bái góp phần tăng cường sức mạnh của Đảng cộng sản Đông Dương trên toàn quốc trong xây dựng chủ trương, đường lối, tập hợp lực lượng, lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ở tỉnh Yên Bái, ngay sau khi Đảng bộ tỉnh được thành lập, đứng trước tình hình chung của thế giới như ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với quân Nhật và chỉ trong một tuần đã đánh tan đội quân Quan Đông - xương sống của quân đội Nhật. Ngày 14/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng các nước đồng minh. Sự kiện này đã nhanh chóng lan truyền khắp cả nước và thổi bùng ngọn lửa cách mạng đối với nhân dân, trong đó có nhân dân tỉnh Yên Bái. Các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng. Trước thời cơ đó, ngày 13/8/1945 ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa.

Cũng trong ngày này, Ủy ban Quân sự cách mạng tỉnh Yên Bái đã đề ra kế hoạch giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Ngày 15/8/1945, cách mạng đã huy động 4 trung đội vũ trang đến tập kết tại hữu ngạn sông Hồng chuẩn bị hành động. Sáng 16/8, cuộc đàm phán giữa đại diện ủy ban quân sự cách mạng và đại diện của quân Nhật được tổ chức tại dinh Tri phủ Trấn Yên. Ta đưa ra yêu cầu: Một là, quân Nhật không được can thiệp vào việc giành chính quyền của Việt Minh ở thị xã Yên Bái. Hai là, Nhật phải trao toàn bộ vũ khí đã thu được của Pháp trước đây cùng số vũ khí của Nhật hiện có cho Việt Minh. Tuy nhiên, hai bên không đạt được thỏa thuận. Đêm 16 rạng ngày 17, ủy ban quân sự cách mạng lệnh cho 4 trung đội vũ trang vượt sông vào trại lính bảo an tước vũ khí địch. Đến 9 giờ sáng ngày 17/8 địch phản công, quân ta tạm thời rút lui.

Tối 17/8, đồng chí Ngô Minh Loan và đơn vị quân Nghĩa Lộ ra đến Âu Lâu và lệnh tổng khởi nghĩa của ủy ban khởi nghĩa toàn quốc cũng được đưa tới. Ban cán sự Đảng họp khẩn cấp tại Nhà Tằm, chủ trương huy động quần chúng vào thị xã đấu tranh chính trị kết hợp với áp lực vũ trang giành chính quyền. Sáng 18/8, tỉnh trưởng Yên Bái cho 5 người mang cờ trắng, đem thư gửi cho Việt Minh đề nghị ngừng bắn và tiến hành đàm phán với Nhật. Tại cuộc đàm phán, ta tiếp tục đưa ra hai yêu cầu: Một là, quân đội Nhật không được can thiệp vào việc lập chính quyền Việt Minh ở tỉnh Yên Bái. Hai là, quân đội Nhật đi lại ở thị xã Yên Bái phải báo cáo cho Việt Minh biết, nếu đi ô tô, xe máy phải cắm hai lá cờ, cờ Nhật và cờ Việt Minh.
Quân Nhật đã phải chấp nhận các yêu cầu này.

Sáng 20/8/1945, các đơn vị vũ trang tiếp tục tiếp quản toàn bộ thị xã Yên Bái. Sáng 22/8/1945, Ban cán sự Đảng tổ chức mít tinh quần chúng ở vườn hoa tỉnh lỵ. ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái ra mắt quốc dân đồng bào và tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến; công bố chính sách của Mặt trận Việt Minh; kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ chính quyền cách mạng. Đồng thời, ngay sau khi giành chính quyền cách mạng về tay nhân dân, Đảng bộ tỉnh Yên Bái mau chóng chuyển sang thời kỳ mới, đó là tập trung lãnh đạo nhân dân chuẩn bị kháng chiến và kiến quốc.

(Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)
Bài 3: Tự lực, tự cường, anh dũng, sáng tạo, xây dựng, bảo vệ đất nước.

Các tin khác
Nhà báo lão thành Hữu Thọ (ngoài cùng, bên phải) giao lưu, trao đổi với các nhà báo trẻ về việc học tập phong cách làm báo Hồ Chí Minh.

Trong lịch sử thế giới hiện đại, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng và nhà tư tưởng quan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Suốt đời mình, Người kiên trì giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Người là tấm gương trọn vẹn của đạo đức mới: Suốt đời phấn đấu hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Theo Tờ trình do Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trình bày tại phiên họp Quốc hội cuối chiều 24-6, có 15 vị được đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC).

YBĐT - Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Tỉnh đoàn Yên Bái về kết quả nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XIII và triển khai phương hướng, nhiệm vụ từ nay đến hết nhiệm kỳ 2012 - 2017/ Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải làm việc tại tỉnh Yên Bái/ Mù Cang Chải công bố quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức cán bộ/ WHO chính thức công nhận hệ thống quản lý về vắc xin của Việt Nam/ Mỹ tuyên bố trang bị quân sự tại 7 nước châu Âu... là những tin tức đáng chú ý.

YBĐT - Ngày 24-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN), thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật An toàn thông tin và Dự án Luật Khí tượng thủy văn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục