Lán Gốc Hồng - nơi công bố thành lập chi bộ Đảng xã Đại Lịch

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/6/2015 | 9:31:24 AM

YênBái - YBĐT - Địa chỉ đỏ “Lán Gốc Hồng” và Chi bộ Đại Lịch những năm kháng chiến có giá trị lịch sử truyền thống, mãi là niềm tự hào của Đảng bộ, của nhân dân Đại Lịch.

Bia di tích trận đánh đèo Din trong kháng chiến chống Pháp của du kích xã Đại Lịch (Văn Chấn).
Bia di tích trận đánh đèo Din trong kháng chiến chống Pháp của du kích xã Đại Lịch (Văn Chấn).

Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái, tập I (NXB Chính trị Quốc gia 2007) ghi: “Trước yêu cầu của tình hình mới, công tác xây dựng Đảng trở nên đặc biệt cấp bách. Giữa năm 1947 đồng chí Nguyễn Chấn, Bí thư Tỉnh ủy được điều đi công tác ở tỉnh khác, đồng chí Nguyễn Tấn Phúc được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Từ cuối năm 1946, Tỉnh ủy đặt trọng tâm vào việc lập các Ban Huyện ủy và Phát triển đảng viên mới... Đến cuối năm 1947, Đảng bộ tỉnh Yên Bái có 213 đảng viên, tổ chức thành 18 chi bộ (Trang 88 - 89, sách đã dẫn)”.

Những năm 1946 - 1947, chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ. Đảng tuy hoạt động công khai nhưng vẫn có lúc, có nơi phải hoạt động bí mật vì thù trong giặc ngoài lấn tới. Mặt trận Việt Minh là tổ chức hợp pháp, trực diện tập hợp mọi lực lượng yêu nước để đối sách với các thế lực chống đối và tỉnh Yên Bái không nằm ngoài bối cảnh đó. Chủ trương của Tỉnh ủy lúc này là hoàn toàn đúng đắn và đã rất nỗ lực để các địa phương (xã) có đảng viên, có  quần chúng ưu tú, tiến tới có chi bộ cơ sở trong thời gian sớm nhất.

Xã Đại Lịch (thuộc huyện Văn Chấn) được Tỉnh ủy và Huyện bộ Việt Minh cử các đồng chí Nguyễn Duy Sinh, Phan Đạo Xích, Nguyễn Giang về gây cơ sở. Những thanh niên hăng hái hưởng ứng Việt Minh, được chọn cử vào các nhóm sinh hoạt xã hội tại xã. Liền sau đó, những người tiêu biểu nhất được chọn cử đi bồi dưỡng “lớp đảng viên tháng Tám” do Huyện bộ tổ chức.

Sau khi nắm tình hình, Tỉnh ủy Yên Bái ra quyết định kết nạp 5 đối tượng ưu tú vào Đảng, đó là Đào Tiến Lộc - người từng được nhóm tù chính trị vượt Căng Nghĩa Lộ giác ngộ và các quần chúng Phạm Quang Tích, Hoàng Minh Lưu, Phạm Văn Bằng. Lễ kết nạp được tổ chức đơn giản, không trang trí nhưng trang nghiêm ngay tại sàn lán coi lúa nương (còn gọi là lán Gốc Hồng) của gia đình đồng chí Đào Tiến Lộc. Trong cuốn “Truyền thống 50 năm chiến đấu, xây dựng, trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân Đại Lịch” do Đảng bộ Đại Lịch ấn hành năm 1998 có đoạn: “Sau khi nghe đồng chí Phan Đạo Xích công bố quyết định của Tỉnh ủy Yên Bái kết nạp 4 đồng chí vào Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời công bố quyết định của Tỉnh ủy thành lập chi bộ đầu tiên của xã Đại Lịch, đồng chí Phan Đạo Xích nhấn mạnh một số nhiệm vụ của đảng viên và chi bộ. Các đảng viên lần lượt đứng lên tuyên thệ...”.

Theo cuốn Hồi ức của ông Doãn Kim (Lê Văn Kim), nguyên Bí thư Huyện ủy Văn Chấn thời gian 1947 - 1948 thì đến hết tháng 7 năm 1947, toàn huyện chỉ có 7 chi bộ, đó là chi bộ liên cơ quan huyện, chi bộ phố Nghĩa Lộ, chi bộ Sơn A - Sơn Lương, chi bộ Sơn Thịnh - Đồng Khê, chi bộ Cát Thịnh - Chấn Thịnh, chi bộ Thượng Bằng La - Bình Thuận và chi bộ Đại Lịch. Vậy là, trong 7 chi bộ của huyện ở thời điểm này, chỉ có Đại Lịch là chi bộ độc lập, các chi bộ còn lại là sinh hoạt ghép.

Vì sao việc hệ trọng như thành lập chi bộ Đảng cơ sở, lại không tổ chức ở nơi trang trọng như khu làm việc của Ủy ban Cách mạng Đại Lịch (tại Gò Bằng Thanh Bồng, lúc này do ông Tạ Quang Nghị làm chủ tịch, mà lại tại Lán Gốc Hồng, khu khe Bưởi, làng Thanh Bồng?

Giở lại lý lịch đảng viên năm 1974 của ông Đào Tiến Lộc, tự thuật theo tinh thần chỉ thị 192 của Bộ Chính trị. Ông ghi “Tháng 4 năm 1945 một số tù chính trị: Trần Quốc Hoàn, Trần Quyết, Việt Bắc, Nguyễn Đăng Long, Đào Gia Lựu trốn căng Nghĩa Lộ, đi bộ ra Yên Bái qua đường Đại Lịch, gia đình được giao nhiệm vụ nuôi giấu, có lúc các anh lên lán nghỉ ngơi bàn bạc... Trong thời gian ở lại đây, đồng Nguyễn Đăng Long đã truyên truyền, giác ngộ và tổ chức cho tôi tham gia mặt trận Việt Minh bí mật”.

Lán của gia đình nói trên, là lán nhỏ ven sườn đồi, gần đó có cây hồng ngâm, quả ăn rất ngon, người nhà thường gọi đó là lán gốc hồng. Tháng 7 năm 1947, Nguyễn Duy Sinh, một cán bộ do Tỉnh ủy phái về hoạt động tại Văn Chấn đã chọn địa điểm Lán Gốc Hồng khu khe Bưởi, làng Thanh Bồng làm nơi công bố các quyết định của Tỉnh ủy Yên Bái. Khu vực Lán Gốc Hồng còn nhiều sự kiện chính trị khác của địa phương đã đi vào lịch sử Đảng bộ và trở thành dấu ấn tình cảm của nhân dân các dân tộc Đại Lịch ngay từ những năm đầu kháng chiến.

Chi bộ Đại Lịch ra đời nhanh chóng trở thành hạt nhân lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và mặt trận Việt Minh, nó đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở Đại Lịch và Văn Chấn.

Tận dụng tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với cây ăn quả có múi, nông dân Đại Lịch đẩy mạnh phát triển cam đường canh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 2 tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp bất ngờ đánh chiếm Văn Chấn và nhanh chóng lập đồn bốt. Chi bộ Đại Lịch mới thành lập được hai tháng đã phải đương đầu với chiến tranh, đúng hơn là phải đương đầu với thực dân Pháp trên đất Đại Lịch. Trước sức áp đảo quân sự của Pháp và tình thế khó khăn về mọi mặt, cơ quan huyện Văn Chấn bí mật rút về đóng ở Đại Lịch - nơi có cơ sở từng nhiều lần nuôi giấu cán bộ cách mạng từ trước ngày tổng khởi nghĩa và là vị trí có thể giao liên xuyên sơn với Tỉnh ủy Yên Bái và khu vực lân cận.

Cuối tháng 10 năm 1947, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tấn Phúc vào Đại Lịch kiểm tra tình hình và chỉ đạo Văn Chấn tổ chức kháng chiến trong vùng địch tạm chiếm. Đại Lịch được chọn làm điểm xây dựng căn cứ du kích trong lòng địch.

Tháng 3 năm 1948, Đại hội lần thứ nhất Chi bộ Đại Lịch họp tại nhà bà Vũ Thị Chức ở Thung Đầm làng Khe Liền. Lúc này, Chi bộ đã lên tới 25 đảng viên. Đồng chí Đào Tiến Lộc được bầu lại làm Bí thư. Trước đó, tháng 12 năm 1947, sau khi được công nhận là đảng viên chính thức, đồng chí Đào Tiến Lộc đã được chỉ định làm Bí thư chi bộ thay đồng chí Nguyễn Duy Sinh rút về tỉnh. Đại hội một lần nữa nhận trọng trách nặng nề là lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay trong hậu địch và đặt ra mục tiêu “xây dựng Đại Lịch thành điểm sáng về chiến tranh du kích”, tạo dựng thời cơ, phát triển rộng khắp. Đồng thời, bảo vệ an toàn cho các cơ quan huyện Văn Chấn trong những năm tháng huyện đóng ở Đại Lịch. Được nhân dân các dân tộc bảo vệ, giúp đỡ, được Tỉnh ủy, Huyện ủy tin tưởng, chỉ đạo, nhất là lại có lớp cán bộ trẻ và gan dạ bám trụ trong suốt sáu năm kháng chiến (1947 - 1952), Chi bộ Đại Lịch đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng của mình để rồi xã Đại Lịch được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Pháp.

Địa chỉ đỏ “Lán Gốc Hồng” và Chi bộ Đại Lịch những năm kháng chiến có giá trị lịch sử truyền thống, mãi là niềm tự hào của Đảng bộ, của nhân dân Đại Lịch.

Hà Lâm Kỳ

Các tin khác

YBĐT - Hội nghị cán bộ chủ chốt nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XI)/ Bế mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII/ Nhiều hoạt động của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh/ Khánh thành công trình Nhà Bảo tàng tỉnh giai đoạn I... là những thông tin đáng chú ý.

Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Dương Văn Thống tặng quà đồng chí Hà Quyết - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

YBĐT- Đồng chí Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã ân cần thăm hỏi, động viên và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh đã có nhiều công lao, đóng góp xây dựng quê hương Yên Bái ngày một phát triển.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Khemmani Pholsena ký Hiệp định.

Chiều 27/6, tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An diễn ra Lễ ký Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Việt Nam coi các vụ khủng bố tại Pháp, Tunisia, Kuwait là những hành động dã man, vô nhân đạo, nhằm vào những người dân vô tội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục