Đề xuất số lượng phó chủ tịch UBND các cấp

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/10/2015 | 7:54:42 AM

Tại Dự thảo Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động thành viên UBND các cấp, Bộ Nội vụ đã đề xuất số lượng cụ thể phó chủ tịch UBND các cấp ở nông thôn và đô thị.

Dự thảo nhằm thay thế Nghị định 107/2004/NĐ-CP và các văn bản, sửa đổi, bổ sung Nghị định này. Theo Bộ Nội vụ, Nghị định 107/2004/NĐ-CP không quy định thống nhất các tiêu chí để xác định số lượng cụ thể phó chủ tịch UBND các cấp, dẫn đến tình trạng nhiều địa phương có văn bản xin Thủ tướng Chính phủ cho tăng số lượng phó chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện vượt khung.

Bên cạnh đó, Nghị định 107/2004/NĐ-CP quy định nhiệm vụ cụ thể từng chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên UBND phụ trách các lĩnh vực đã gây khó khăn trong việc phân công nhiệm vụ của các thành viên UBND tùy theo tình hình, đặc thù của từng địa phương, làm hạn chế quyền hạn của cá nhân chủ tịch UBND với vai trò là người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương (Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã giao chủ tịch UBND phân công nhiệm vụ cụ thể đối với phó chủ tịch, ủy viên UBND).

Vì vậy, tại Dự thảo, Bộ Nội vụ đã đề xuất số lượng phó chủ tịch UBND áp dụng cụ thể đối với vùng nông thôn và đô thị.

Cụ thể, đối với UBND ở nông thôn, số lượng cụ thể phó chủ tịch UBND tỉnh được đề xuất như sau: tỉnh loại I có 4 phó chủ tịch UBND khi đạt một trong các tiêu chí sau: có dân số từ 2 triệu người trở lên; có diện tích từ 10.000 km2 trở lên; có từ 20 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên. Tỉnh loại I không thuộc trường hợp trên và tỉnh loại II, loại III có 3 phó chủ tịch UBND.

Đối với UBND huyện, theo Dự thảo, huyện loại I có 3 phó chủ tịch UBND khi đạt một trong các tiêu chí sau đây: có dân số từ 180.000 người trở lên; có diện tích từ 1.000 km2 trở lên; có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên. Huyện loại I không thuộc trường hợp trên và huyện loại II, loại III có 2 phó chủ tịch UBND.

Với UBND xã, xã loại I có 2 phó chủ tịch UBND; xã loại II và loại III có 1 phó chủ tịch UBND.

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có 5 phó chủ tịch

Dự thảo cũng đề xuất số lượng cụ thể phó chủ tịch UBND ở đô thị như sau:

Thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có 5 phó chủ tịch UBND. Ngoài 2 thành phố trên, thành phố trực thuộc trung ương có 4 phó chủ tịch UBND khi đạt một trong các tiêu chí sau: có dân số từ 1,5 triệu người trở lên; có diện tích từ 1.500 km2 trở lên; có từ 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên.

Thành phố trực thuộc trung ương không thuộc trường hợp trên có 3 phó chủ tịch UBND.

Đối với UBND quận, theo dự thảo, quận loại I có 3 phó chủ tịch UBND khi đạt một trong các tiêu chí sau đây: có dân số từ 250.000 người trở lên; có diện tích từ 50 km2 trở lên; có từ 15 đơn vị hành chính trực thuộc trở lên.

Quận loại I không thuộc trường hợp trên và quận loại II, loại III có 2 phó chủ tịch UBND.

Theo Dự thảo, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có 3 phó chủ tịch UBND khi đạt một trong các tiêu chí sau đây: có dân số từ 200.000 người trở lên; có diện tích từ 250 km2 trở lên; có từ 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên.

Thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I không thuộc trường hợp trên và thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II, loại III có 2 phó chủ tịch UBND.

Ngoài ra, Dự thảo cũng nêu rõ, phường, thị trấn loại I có 2 phó chủ tịch UBND; phường, thị trấn loại II và loại III có 1 phó chủ tịch UBND.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Toàn cảnh hội nghị.

YBĐT - Sáng 12/10, Đảng ủy Khối Doanh nghiêp tỉnh tổ chức Hội nghị Ban chấp hành (BCH) lần thứ 3 và gặp mặt các doanh nghiệp nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.

Đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh với cán bộ chủ chốt Hội Nông dân tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Ngày 14/10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định thành lập Tổng Nông hội Đông Dương, nay là Hội Nông dân (HND) Việt Nam.

Tại phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phiên họp thứ 42 diễn ra với nhiều nội dung quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ngày 11-10-2015

Kết thúc 5 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn thành tốt đẹp các nội dung chương trình đề ra. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Sau đây là toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục