Kỷ niệm Ngày toàn quốc kháng chiến và Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam

Tinh thần toàn quốc kháng chiến và đóng góp của lực lượng công an nhân dân

  • Cập nhật: Chủ nhật, 20/12/2015 | 9:07:23 AM

69 năm đã trôi qua, tinh thần hào sảng của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị hiệu triệu đồng bào sát cánh, chung sức đồng lòng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ảnh tư liệu.
Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ảnh tư liệu.

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thắng lợi, vận mệnh đất nước đứng trước tình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”. Cách mạng mới thành công, ta chưa đủ thời gian xây dựng lực lượng vũ trang chính quy để bảo vệ nền độc lập trong cả nước.

Cùng lúc có nhiều quân đội nước ngoài và nhiều đảng phái phản động lăm le lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ, lập lại chính quyền tay sai. Thực dân Pháp đã thực hiện dã tâm xâm lược nước ta, cho dù chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng.

Sau bản Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp ngày càng lộ rõ bộ mặt thực dân hiếu chiến, xâm lược. Quân Pháp dùng vũ lực đánh chiếm Hải Phòng (11-1946) và liên tiếp gây hấn ở các nơi chúng đóng quân trên miền Bắc. Trước sự trở mặt đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Lực lượng công an đã nhanh chóng, tích cực chuyển hướng hoạt động, chuẩn bị phục vụ kháng chiến. Nha Công an đã chủ động cùng các cơ quan dân, chính, đảng chuẩn bị các địa bàn bí mật và an toàn ở ngoại thành để di chuyển cơ quan đầu não và trụ sở làm việc; có kế hoạch chuyển các hoạt động đi lại, sinh hoạt của các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng, Chính phủ từng bước đi vào bí mật; di chuyển các trại giam cùng hồ sơ, tài liệu đến căn cứ an toàn... ; tản cư bắt buộc những phần tử phản động chưa đáng bắt và đã từng làm tay sai cho địch.

Tổ chức Nha Công an cũng được củng cố, chấn chỉnh, rút vào bí mật và bổ sung đảng viên; chuyển ra khỏi lực lượng những người trung lập hoặc có liên quan đến đảng phái phản động; rút ngắn thời gian các lớp huấn luyện cán bộ Công an đang mở tại Trường Huấn luyện Công an ở Hà Nội...

Như vậy, lực lượng công an đã góp phần quan trọng cùng quân và dân Hà Nội “dọn sạch nhà”, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tạo thế chủ động bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

Thực hiện mệnh lệnh toàn quốc kháng chiến, lực lượng công an ở Hà Nội có công an xung phong, cảnh sát xung phong, cảnh sát trật tự đã được bố trí từ  trước, cùng các lực lượng tự vệ, vệ quốc đoàn và nhân dân nhất tề tiến công địch, đánh trả quyết liệt các cuộc tiến công của quân đội Pháp.

Sáu cán bộ chiến sĩ công an trong "Đội liên lạc đặc biệt" đã dũng cảm vượt dưới làn đạn của địch, truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, điều tra các vị trí đóng quân của địch, phối hợp với lực lượng công an Hà Nội tăng cường công tác nắm tình hình địch, trừ gian, bảo vệ nhân dân; đồng thời huy động lực lượng giúp dân đi tản cư, đảm bảo trật tự trị an khu phố.

Đặc biệt, lực lượng công an quận Hàng Trống, Hàng Đậu đã trực tiếp chiến đấu vô cùng dũng cảm, phối hợp tác chiến với bộ đội, tự vệ đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của quân đội Pháp, diệt hơn 300 tên địch, đốt cháy 2 xe bọc thép của Pháp..

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Nha Công an, lực lượng công an các thành phố, thị xã từ vĩ tuyến 16 trở ra cũng nhanh  chóng tổ chức triển khai mệnh lệnh chiến đấu. Điển hình như Công an Hải Dương, Hải Phòng đã cùng lực lượng tự vệ chiến đấu, vây hãm địch trong thành phố, thị xã, quấy rối phá hoại, chặn đánh không cho chúng mở rộng phạm vi chiếm đóng ra ngoại vi, gây cho địch những thiệt hại đáng kể.

Tại mặt trận Huế, Đà Nẵng, lực lượng công an được giao nhiệm vụ đặt mìn phá cầu Tràng Tiền (Huế) ngay đêm 19-12 và tổ chức các trận chiến đấu quyết liệt ở nhà băng; Công an Đà Nẵng đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ Ty Công an, bẻ gãy nhiều cuộc tiến công của quân Pháp, gây cho chúng nhiều thiệt hại...

Đầu năm 1947, lực lượng công an đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu giam chân địch trong các thành phố, thị xã và được lệnh từng bước rút ra ngoài vùng căn cứ để bảo toàn lực lượng. Đồng thời có kế hoạch phân công lực lượng xây dựng cơ sở để đánh địch lâu dài.

Trong một thời gian ngắn, vừa xây dựng lực lượng, vừa hoạt động chiến đấu, vận động nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, lực lượng công an đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của quân và dân ta trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

69 năm đã trôi qua, tinh thần hào sảng của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị hiệu triệu đồng bào sát cánh, chung sức đồng lòng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

Với lực lượng công an nhân dân, thắng lợi của ngày toàn quốc kháng chiến đã để lại nhiều bài học sâu sắc, về tinh thần chủ động tạo thế trận an ninh, phát huy sức mạnh của toàn dân, trung thành tuyệt đối và sáng tạo trong thực hiện các chủ trương, sách lược đấu tranh của Đảng.

(Theo CAND)

Các tin khác

Sáng 18/12, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo, công bố các lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật, 2 nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII.

Đồng chí Dương Văn Thống – Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tặng hoa và trao quyết định cho đồng chí Phạm Vĩnh Cường.

YBĐT - Chiều 18/12, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan (KCCQ) tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định số 35 – QĐ/TU ngày 23/11/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động và chỉ định đồng chí Phạm Vĩnh Cường - Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Thường trực Đảng ủy KCCQ tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2015- 2020.

Đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chào mừng Hội nghị

YBĐT – Ngày 18/12, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban Hội nông dân 15 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc năm 2015. Đồng chí Lều Vũ Điều – Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh tư liệu.

Chất vấn giờ đây đã trở thành điểm nổi bật trong hoạt động Quốc hội. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, hoạt động này đã được khai sinh ngay từ Quốc hội khóa đầu tiên, tại kỳ họp thứ hai. Ngày đó, trong bối cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Quốc hội còn “thanh niên” nhưng như Bác Hồ nhận xét: “Quốc hội đã đặt những câu hỏi thật già dặn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục