Việt Nam lần đầu tiên dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/5/2016 | 7:52:34 AM

Lần đầu tiên G7 mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng cho thấy sự tin cậy của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hôm nay (26/5), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị thương định Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển mở rộng (gọi tắt là G7 mở rộng) tại Mie, Nhật Bản, từ ngày 26-28/5. Việc lần đầu tiên Nhật Bản và các nước G7 mời Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, cho thấy sự tin cậy của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam cũng như uy tín và vai trò quốc tế của Việt Nam trong khu vực.

Sau 43 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hai bên đã nâng cấp quan hệ thành Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á vào năm 2009 và trở thành Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình, phồn vinh ở châu Á vào năm 2014.

Về kinh tế, Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, với kim ngạch hai chiều đạt hơn 28 tỷ USD năm 2015 và khoảng 6,4 tỷ USD trong quý I nay, là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam với hơn 3.000 dự án đầu tư trực tiếp, tổng vốn đăng ký trên 39 tỷ USD (tính đến hết tháng 4 vừa qua). Đã có nhiều con số ấn tượng thể hiện hợp tác kinh tế hiệu quả giữa hai nước nhiều năm qua, đó là Nhật Bản đã cam kết tài trợ hơn 27 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam, giúp Việt Nam đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, các công trình an sinh, xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác mà hai nước giàu tiềm năng như giáo dục, nông nghiệp, xuất khẩu lao động.

Về chính trị, quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Trong đó, dấu ấn quan trọng trong quan hệ song phương, là chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Nhật Bản tháng 9/2015, với việc hai nước ký “Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam – Nhật Bản”. Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng đã duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Tình hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản đã được nhân dân hai nước vun đắp trong hơn 40 năm qua. Ngay sau thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản, người dân Việt Nam luôn sát cánh cùng nhân dân Nhật Bản vượt qua thảm họa, hồi phục và phát triển kinh tế. Tình cảm ấy không ngừng được vun đắp giúp hai dân tộc Việt Nam-Nhật Bản thêm gắn kết để vượt qua khó khăn, thách thức.

Hiện nay, Nhật Bản là thành viên quan trọng của nhóm 7 nước công nghiệp G7 cùng các nước Đức, Anh, Pháp, Italia, Hoa Kỳ và Canada. Đây là nhóm nước quan trọng trên thế giới, bởi G7 chiếm tới 64% tài sản toàn cầu và 47% GDP thế giới; là diễn đàn giúp các nước phát triển hàng đầu tìm kiếm sự đồng thuận và thống nhất quan điểm, lập trường về các vấn đề quốc tế và khu vực.

Tại Hội nghị G7 khai mạc hôm nay ở tỉnh Mie, G7 sẽ thảo luận về nhiều vấn đề như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu; giải quyết những thách thức an ninh quốc tế…Việc Nhật Bản và các nước G7 lần đầu tiên mời Việt Nam tham dự hội nghị G7 mở rộng thể hiện sự tin cậy, đánh giá cao vị thế, vai trò và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam vào việc xây dựng hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Với Việt Nam, đây là cơ hội thể hiện tinh thần trách nhiệm đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề quan tâm chung của khu vực và quốc tế. Tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này, Việt Nam mong muốn đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, cùng các quốc gia khác giải quyết các thách thức toàn cầu.

Có thể nói, lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, cho thấy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục được củng cố, phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Chuyến thăm sẽ tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta; thể hiện rõ chủ trương của Việt Nam là chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, đóng góp có trách nhiệm vào củng cố hoàn bình, ổn định và phát triển trên trong khu vực và trên thế giới.

(Theo VOV)

Các tin khác
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (bên phải) và Tổng thống Barack Obama tại cuộc họp báo.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama đã tiến hành chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam để kỷ niệm quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước và thúc đẩy tầm nhìn chung về tương lai.

Trước 2.000 bạn trẻ Việt Nam có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình trưa 24/5, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã bất ngờ đọc 2 câu trong bài thơ thần "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt khi nói về chủ quyền của Việt Nam.

Cách đây ít phút, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có buổi nói chuyện với sinh viên, trí thức trẻ và doanh nhân trẻ Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đồng chủ trì buổi họp báo.

Chiều 23/5, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo triển khai học tập, quán triệt Luật Báo chí 2016 và góp ý kiến xây dựng Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục