Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu 2(19/10/1946 - 19/10/2016)

Một số kết quả và kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng ở Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/10/2016 | 7:05:05 AM

YBĐT - Quán triệt và nhận thức sâu sắc Luật Quốc phòng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương, tình hình quốc phòng, an ninh của tỉnh Yên Bái được củng cố và tăng cường; chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của LLVT tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 kiểm tra công trình đường tràn liên hợp Ta Tiu tại xã Phù Nham, huyện Văn Chấn.  (Ảnh: Thanh Năm)
Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 kiểm tra công trình đường tràn liên hợp Ta Tiu tại xã Phù Nham, huyện Văn Chấn. (Ảnh: Thanh Năm)

Yên Bái là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Tây Bắc của Tổ quốc, là căn cứ hậu phương vững chắc trong thế trận phòng thủ của Quân khu 2. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, 180 xã, phường, thị trấn; trong đó, có 63 xã đặc biệt khó khăn, 2 huyện vùng cao nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước; tổng dân số gần 80 vạn người gồm 30 dân tộc; trong đó, dân tộc thiểu số trên 54%.

Quán triệt và nhận thức sâu sắc Luật Quốc phòng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương, tình hình quốc phòng, an ninh của tỉnh được củng cố và tăng cường; chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của LLVT tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

 Triển khai đồng bộ, thực hiện hiệu quả Luật Quốc phòng

 

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.

Luật Quốc phòng có hiệu lực từ 1/1/2006, là văn bản pháp lý quan trọng trong việc củng cố quốc phòng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 10 năm qua, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và các quy định của Luật Quốc phòng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (QPAN) như: Chỉ thị số 14 năm 2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục QPAN trong tình hình mới; Chỉ thị số 17 năm 2008 về lãnh đạo xây dựng căn cứ hậu phương trong khu vực phòng thủ (KVPT); Nghị quyết số 15 năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ (DQTV), lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới; Chương trình hành động số 35 năm 2012 thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới; Chương trình hành động số 69 năm 2014 thực hiện Nghị quyết TW 8 (khóa XI) “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Công tác bồi dưỡng, giáo dục kiến thức QPAN được triển khai tích cực theo phân cấp; tỉnh đã mở 478 lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN cho 255.210 lượt cán bộ, đảng viên, lãnh đạo doanh nghiệp; 2.698 vị chức sắc, chức việc tôn giáo; 4.069 già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ; giáo dục kiến thức QPAN cho gần 261.000 lượt học sinh, sinh viên. Công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng toàn dân được tiến hành bằng nhiều hình thức, phương pháp phong phú, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng; qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tỉnh đã tập trung xây dựng LLVT vững mạnh toàn diện, thực sự là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân. Trong đó, lực lượng thường trực được xây dựng theo hướng “tinh, gọn, mạnh”; lực lượng dự bị động viên coi trọng từ khâu tạo nguồn, đăng ký, quản lý đến khâu động viên, kiểm tra, huấn luyện, bảo đảm sắp xếp cho các đơn vị đạt trên 95%, với phương châm “Gần, gọn, đúng chuyên nghiệp quân sự”; tăng cường huấn luyện chuyển loại quân nhân dự bị (QNDB) và đào tạo 300 sỹ quan dự bị cấp phân đội bằng nguồn kinh phí địa phương; lực lượng DQTV được xây dựng đúng Luật theo hướng “vững mạnh rộng khắp”, có số lượng hợp lý, chất lượng ngày càng cao, đạt tỷ lệ 2% so với dân số; tổ chức đào tạo, cử đi đào tạo được 548 cán bộ quân sự cơ sở có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.

Đi đôi với xây dựng LLVT, tỉnh chỉ đạo các địa phương coi trọng xây dựng thế trận khu vực phòng thủ. Trong đó, tập trung xây dựng KVPT then chốt, căn cứ chiến đấu làm hạt nhân vững chắc của KVPT tỉnh và huyện. Tỉnh đã đầu tư trên 330 tỷ đồng thực hiện Đề án “Xây dựng lực lượng DQTV giai đoạn 2010 - 2015” và Đề án “Tăng cường bảo đảm QPAN giai đoạn 2016 - 2020”; chỉ đạo tổ chức đăng ký, quản lý chặt chẽ các phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân trong KVPT, sẵn sàng động viên khi có tình huống xảy ra, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả thời bình và thời chiến.

Cùng với đó, công tác phòng thủ dân sự được triển khai thực hiện có hiệu quả; đã tổ chức huấn luyện đêm, huấn luyện chiến thuật và kiến thức kỹ năng ứng phó với thiên tai, cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng DQTV bảo đảm sát với thực tế, theo phương châm "4 tại chỗ"; sẵn sàng bảo vệ địa phương trong mọi tình huống. Trong 10 năm, tỉnh đã tổ chức 27 cuộc diễn tập KVPT, phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCLB - TKCN; PCCCR) cấp huyện và cấp tỉnh đạt loại giỏi; chỉ đạo 308 cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ, PCLB - TKCN; PCCCR cấp xã, với kết quả 100% đạt khá, giỏi.

 

Lực lượng vũ trang tỉnh thực hiện hiệu quả công tác phòng thủ dân sự, tham gia khắc phục hậu quả sạt lở đất, tìm kiếm cứu nạn tại bản Trống Páo Sang, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải  (tháng 9/2012).

Có thể nói, sau 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân chủ động trong đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội đã được nâng lên. Lực lượng quân sự các cấp trong tỉnh từng bước được xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh toàn diện.

Công tác huấn luyện, nâng cao sức chiến đấu phòng thủ, xây dựng nền công nghiệp quốc phòng có những bước tiến lớn. Công tác phòng thủ dân sự được triển khai thực hiện có hiệu quả. Các lực lượng đã xử lý kịp thời và có hiệu quả, đảm bảo an toàn tính mạng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân trong các sự cố cháy rừng, bão lũ, thiên tai... Những kết quả đó, góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Yên Bái những năm qua.

Với những cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và LLVT tỉnh, trong 10 năm qua, LLVT tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Quân khu 2 tặng 18 bằng khen và 8 cờ thi đua xuất sắc, đặc biệt năm 2010 và năm 2016, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì. Đây là sự động viên lớn lao cho Đảng bộ, chính quyền, cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh Yên Bái.

Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng

Qua 10 năm triển khai thực hiện Luật Quốc phòng, tỉnh Yên Bái rút ra một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương:

Một là: Lấy công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp về vị trí, tầm quan trọng, nội dung của Luật Quốc phòng và công tác quân sự, quốc phòng trong tình hình mới làm nhiệm vụ trọng tâm. Tăng cường vai trò lãnh của Đảng, chính quyền với sự nghiệp quốc phòng; quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của trung ương và địa phương về nhiệm vụ xây dựng KVPT vững chắc. Thường xuyên quán triệt cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc mối quan hệ khăng khít giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là: Thực hiện tốt việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế gắn với tăng cường tiềm lực QPAN. Quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn trọng điểm, then chốt.

Ba là: Huy động mọi nguồn lực, khai thác các tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội bền vững, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng củng cố QPAN và xây dựng KVPT; tích cực, chủ động khai thác nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các công trình, kết hợp kinh tế với quốc phòng, bảo đảm phúc lợi, dân sinh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ tác chiến; giải quyết tốt chính sách quân đội và hậu phương quân đội tại địa phương, tạo điều kiện động viên cán bộ chiến sỹ yên tâm rèn luyện và bảo vệ Tổ quốc.

Bốn là: Triển khai xây dựng tốt các công trình chiến đấu, khu căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần, kỹ thuật; tạo dựng thế trận phòng thủ “liên hoàn, vững chắc” trong KVPT; chăm lo xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc; xây dựng LLVT vững mạnh toàn diện, làm nòng cốt trong xây dựng và hoạt động của KVPT.

Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và toàn dân về Luật Quốc phòng; tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với lực lượng công an, quân sự các cấp; phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan quân sự, công an, phối hợp với các ngành chức năng tham mưu giúp tỉnh về quy hoạch gắn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với tăng cường tiềm lực QPAN; tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra, phấn đấu đưa tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc. 

Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái 

Các tin khác
Đồng chí Nông Văn Lịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh (thứ 3, trái sang) thăm và tặng quà người nghèo xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu.

YBĐT - Những năm qua, truyền thống tốt đẹp “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” của dân tộc đã được phát huy thông qua Cuộc vận động (CVĐ) “Ngày vì người nghèo” với những chương trình hành động, việc làm kịp thời, thiết thực, hiệu quả.

YBĐT - Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, đề án của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái/ Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái tổ chức các hội nghị lấy ý kiến tham gia vào các dự thảo dự án luật/ UBND tỉnh Yên Bái làm việc với đoàn công tác của Đại sứ quán Sri Lanka/ Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác... là những tin tức đáng chú ý.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong phạm vi cả nước, đặc biệt tập trung cao hơn cho lõi nghèo…

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao danh hiệu cho các nông dân xuất sắc.

Tối 14/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đã tới dự và phát biểu tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016. Sau đây là toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục