Tăng thời lượng phiên chất vấn tại Quốc hội từ kỳ họp tới
- Cập nhật: Thứ ba, 20/12/2016 | 8:48:09 AM
Chiều 19/12, cho ý kiến đánh giá kết quả kỳ họp thứ 3, chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội ghi nhận nhiều điểm tích cực như các đại biểu mới nhập cuộc nhanh, không khí tranh luận sôi nổi. Thường vụ sẽ báo cáo Quốc hội xin tăng thời gian chất vấn và trả lời chất vấn để thêm thời gian cho đại biểu tranh luận từ kỳ tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận, thống nhất trình Quốc hội cho tăng thời lượng phiên chất vấn thêm 0,5 ngày, từ kỳ họp tới.
|
Báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp thứ hai, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu một số hạn chế như: Vẫn còn tình trạng chất vấn dài, thậm chí nhắc lại nội dung đã có trong báo cáo gửi đại biểu hoặc nặng về bình luận, giải thích; Số lượng câu hỏi tại hội trường quá nhiều so với chất vấn bằng văn bản;
Nội dung trả lời chất vấn có lúc thiếu tập trung, né tránh, thiếu tính đối thoại, không xác định trách nhiệm cụ thể, chưa thỏa đáng và chưa đáp ứng được yêu cầu của đại biểu Quốc hội cũng như nhân dân và cử tri cả nước.
Kỳ họp thứ 3, theo Tổng thư ký Quốc hội, dự kiến Quốc hội làm việc 22,5 ngày, khai mạc ngày 22/5 và bế mạc ngày 21/6/2017. Dự kiến tại kỳ họp này Quốc hội xem xét thông qua 13 dự án luật, cho ý kiến 8 dự án luật khác. |
“Vì vậy, đề nghị UB Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép từ kỳ họp thứ 3 trở đi bố trí 3 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp”, Tổng Thư ký Quốc hội phát biểu.
Nhấn mạnh chất vấn là hoạt động được cử tri quan tâm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đồng tình tăng thời gian chất vấn.
“Sau kỳ họp thứ hai, cử tri cho rằng việc bố trí thời gian chưa đáp ứng vì khi chất vấn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời tại hội trường” - ông Chiến phản ánh.
Ông Chiến cũng đề nghị bổ sung vào chương trình kỳ họp những nội dung các thành viên Chính phủ đã hứa sẽ bổ sung khi trả lời chất vấn, trong đó có các dự án “đắp chiếu”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng ý tăng thời gian chất vấn lên 3 ngày từ kỳ họp thứ 3 và nhấn mạnh thêm, tất cả lời hứa trả lời bằng văn bản của các thành viên Chính phủ thì việc giám sát phải nhắc nhở để có báo cáo sớm và công khai.
Trao đổi thêm về vấn đề tăng tính tranh luận trong các phiên thảo luận tại nghị trường, nhấn mạnh quyền giơ biển tranh luận như điểm mới của kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét, vẫn còn một số đại biểu dùng quyền này để phát biểu ý kiến chứ không phải tranh luận.
Một số ý kiến cho rằng đại biểu chỉ nên tranh luận với cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án luật chứ đại biểu không nên tranh luận với nhau. Nhưng theo Chủ tịch Quốc hội thì đã tranh luận thì không loại trừ việc các đại biểu tranh luận với nhau.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định nhận xét, việc Bộ trưởng trực tiếp giải trình tại các phiên thảo luận toàn thể được đánh giá cao.
Đã tham gia 5 khoá Quốc hội, đại biểu Lê Thị Nga nói, nếu so với các khoá khác thì kỳ họp thứ hai này nhiều đại biểu vào cuộc rất nhanh.
Đánh giá cao việc sử dụng biển tranh luận, đại biểu Nga cho rằng thời gian dành cho thảo luận có hạn nên một số vị giơ biển tranh luận để có thể được phát biểu ý kiến của mình, sau khi nêu vài ý tranh luận.
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Ngày 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã ký ban hành Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Toàn văn Quy định như sau:
YBĐT - Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ đã quán triệt đến các cơ sở đảng, đảng viên nghiên cứu, chọn cách triển khai thực hiện có hiệu quả và khuyến khích cách làm sáng tạo ở mỗi chi bộ, cán bộ, đảng viên cho phù hợp với đặc thù, tính chất công việc của mỗi người, từ đó đưa Chỉ thị 05 vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả nhất.
Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền. Nhân dân miền Bắc và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa kiên quyết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.
Trong phiên họp thứ 5 diễn ra vào sáng 19/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe Tờ trình về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các tòa án quân sự do Tòa án nhân dân Tối cao trình.