Tác hại về xã hội của tham nhũng

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/4/2017 | 7:09:14 AM

YBĐT - Hiện nay, tệ nạn tham nhũng đã và đang gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hoạt động tích cực trong công tác kiểm tra, giám sát của các ban thanh tra nhân dân sẽ góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngay từ mỗi cơ sở, địa phương, đơn vị.
Hoạt động tích cực trong công tác kiểm tra, giám sát của các ban thanh tra nhân dân sẽ góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngay từ mỗi cơ sở, địa phương, đơn vị.

Cùng với những tác hại về chính trị, kinh tế thì tác hại về xã hội mà nạn tham nhũng gây ra đang từng ngày, từng giờ làm suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xâm phạm đến các giá trị đạo đức xã hội truyền thống; tiềm ẩn các mâu thuẫn, xung đột, làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất công trong xã hội...

Trước hết, phải nói đến tác hại đầu tiên về mặt xã hội mà nạn tham nhũng gây ra, đó là làm suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Trên thực tế, thuật ngữ "suy thoái tư tưởng chính trị" đã được Đảng ta sử dụng lần đầu tiên trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII mà trước đó, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đại hội VIII, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, nội dung này cũng đã được đề cập tới.

Song, mới chỉ dừng lại ở mức độ biểu hiện là: mơ hồ, mất cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù; phai nhạt lý tưởng; lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận thông tin mới; tha hóa đạo đức, lối sống; hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về sự lãnh đạo của Đảng. Thuật ngữ "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" là khái niệm chỉ hiện tượng, biểu hiện tiêu cực, không bình thường, đã và đang diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Biểu hiện cụ thể của sự suy thoái đó là sa vào chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi, chỉ lo thu vén cho bản thân và gia đình mà không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân.

Để cho người thân lợi dụng chức quyền của mình mà trục lợi, tiến thân; là cơ hội hám danh, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp...; là đố kỵ, kèn cựa, địa vị, cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết trong Đảng; là quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, nỗi khổ của nhân dân, bất chấp đạo lý, dư luận vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm; là kiêu ngạo, tự phụ, gia trưởng, độc đoán, tùy tiện, vô tổ chức, tham nhũng, lãng phí, sống xa hoa, hưởng lạc.

Tiếp đó, tham nhũng còn xâm phạm đến các giá trị đạo đức xã hội truyền thống bởi nó đang xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực trong xã hội. Không chỉ riêng ở các lĩnh vực có liên quan đến quản lý đất đai, tiền bạc, tài sản của Nhà nước mà tham nhũng hiện đã có mặt cả trong những lĩnh vực được coi là phải thực sự trong sạch và liêm chính nhất như: tư pháp, giáo dục, y tế, văn hóa và các chính sách an sinh xã hội...

Hiện tượng tham nhũng xảy ra trong các lĩnh vực này đã phản ánh sâu sắc các giá trị đạo đức xã hội đang bị xâm hại bởi nạn tham nhũng khiến cho rất nhiều mối quan hệ trong xã hội vốn tốt đẹp và cao cả đã thiếu đi sự lành mạnh, trong sáng. Thế nên, trong nhận thức của mình đã có không ít người dân thay vì lên tiếng đấu tranh để loại bỏ thì lại sẵn sàng chấp nhận tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, tiêu cực đó.

Thậm chí, nhiều người còn coi tham nhũng, tiêu cực đang xảy ra trong xã hội như "chuyện thường ngày ở huyện" mà không kiên quyết lên án. Vậy là, nạn tham nhũng chẳng những có đất sống ở thành thị mà ngày càng ăn sâu, bén rễ, "cắm cái vòi bạch tuộc khổng lồ" tới tận thôn quê với những người nông dân vốn thật thà, chất phác.

Tác hại cuối cùng nhưng cũng vô cùng nguy hiểm của tham nhũng, đó là làm tiềm ẩn những mâu thuẫn, xung đột, làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất công trong xã hội mà Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân đang ra sức, nỗ lực xóa bỏ bằng tất cả sự cố gắng để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh hơn.

Có thể nói, những người đã và đang thực hiện các hành vi tham nhũng chính là thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi nên tham nhũng lúc nào cũng được gắn liền với yếu tố lợi ích. Người thực hiện những hành vi tham nhũng ấy sẽ đạt được những lợi ích không phải có được từ trí tuệ và sức lao động của mình sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những xung đột về mặt lợi ích.

Trong thực tế, hành vi tham nhũng này đã trực tiếp xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Cũng chính vì phát sinh hiện tượng tham nhũng mà các doanh nghiệp, công ty cổ phần làm ăn chân chính không thể có được một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và hợp tác.

Theo đó, các công dân, tổ chức chẳng những không thu được nguồn lợi gì mà còn bị tổn thất rất lớn về thời gian, tiền bạc, của cải cũng như các nguồn lực khác khi đến giao dịch với các cơ quan công quyền. Đó chính là nguy cơ tiềm ẩn của những mâu thuẫn đã, đang và sẽ phát sinh trong xã hội, gây nên tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài...

Đối với một số vị trí công tác nhạy cảm, việc thực hiện hành vi tham nhũng có thể mang lại những lợi ích vật chất to lớn và người thực hiện những hành vi tham nhũng đó sẽ trở nên giàu có. Ngược lại, khi có tham nhũng thì một bộ phận doanh nghiệp, công ty, người dân sẽ phải tiêu tốn thêm nhiều thời gian và phải chi trả thêm rất nhiều khoản chi phí không chính thức cho các giao dịch với cơ quan nhà nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống kinh tế của doanh nghiệp, công ty, công dân và mỗi hộ gia đình. Vì thế, tham nhũng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm khoảng cách giàu - nghèo và bất công trong xã hội hiện nay.

Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả khôn lường của nạn tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp, đề ra nhiều chỉ thị, nghị quyết đấu tranh nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Trong đó, huy động sự vào cuộc của toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, từng bước xã hội hóa công tác phòng, chống tham nhũng chính là một trong những giải pháp tích cực và hiệu quả nhất.

Thanh Hương

Các tin khác
Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam) ngày 14/2/1967.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội.

Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm nhà máy đóng tàu Ba Son, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/3/1980.

Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7/4/1907-7/4/2017), ngày 3/4, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học: “Đồng chí Lê Duẩn-nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị.”

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

YBĐT - Ngày 4/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc công tác mặt trận năm 2017. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân – Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 3/4 trước những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế sau quý I.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục