Hội đồng Dân tộc Quốc hội giám sát tại huyện Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/4/2017 | 12:32:03 PM

YênBái - YBĐT - Tiếp tục chương trình giám sát tại tỉnh Yên Bái về thực hiện việc phân định vùng miền núi và dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển và phân định xã, huyện, tỉnh miền núi, vùng cao, ngày 18/4, đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội do đồng chí Cao Thị Xuân - Phó Chủ tịch Hội đồng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Văn Chấn.

Cùng dự về phía tỉnh Yên Bái các đồng chí: Nguyễn Văn Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Đinh Đăng Luận – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, Hoàng Thị Thanh Bình – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái.

Theo báo cáo, huyện Văn Chấn có 31 đơn vị hành chính, trong đó có 17 xã đặc biệt khó khăn, 49 thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã vùng II. Dân số trên 156 nghìn người, trên 106 dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo 39,53 %, hộ cận nghèo 8,05%. 

Địa bàn các vùng dân tộc trong huyện rộng lớn, giao thông đi lại khó khăn, địa hình chia cắt phức tạp, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán, cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ, phúc lợi xã hội chưa nhiều.

Việc thực hiện phân định xã, huyện miền núi, vùng cao từ năm 1993 đến nay được triển khai  căn cứ theo các quyết định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và các văn bản chỉ đạo của tình, từ đó giao cho Phòng Dân tộc làm cơ quan thường trực có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các xã, thị trấn rà soát, đánh giá, phân định xã, thị trấn miền núi, vùng cao theo các tiêu chí đã định và tổng hợp kết quả báo cáo lãnh đạo huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt…

Đến năm 2016, huyện Văn Chấn có 18/31 xã được công nhận là xã vùng cao, 13/31 xã thuộc xã miền núi; giảm 3 xã miền núi do chia tách đơn vị hành chính so với năm 1993.

Việc triển khai tổ chức phân định xã, thôn, bản vùng miền núi và vùng dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển từ năm 2005 – 2015, theo kết quả công nhận năm 2005, huyện có 8 xã thuộc khu vực III, 17 xã khu vực II, 6 xã, thị trấn khu vực I. Đến năm 2015, huyện có 17 xã được công nhận xã đặc biệt khó khăn khu vực III, 11 xã khu vực II, 3 xã khu vực I và 49 thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II.

Huyện đã có đề xuất tăng 1 xã khu vực II, giảm 1 xã khu vực I; đề nghị 40 thôn bản ĐBKK của 12/31 xã khó khăn khu vực II và 2 thị trấn khu vực I trong việc phân định các xã, thôn bản vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển năm 2016.

Căn cứ số liệu thực tế, huyện cho rằng các chính sách áp dụng theo tiêu chí phân định miền núi, vùng cao tại 18 xã vùng cao còn ít, chưa rõ nét. Việc áp dụng cơ chế, chính sách theo tiêu chí phân định dựa trên trình độ phát triển đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng khó khăn, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Đồng thời, các chính sách còn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Căn cứ vào kết quả đó, huyện đề xuất Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án, chính sách đối với các xã, thôn bản thuộc diện ĐBKK để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo; có cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ các xã vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống mà không thuộc diện xã ĐBKK; đề nghị tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ nông lâm nghiệp, chính sách an sinh xã hội đối với xã vùng khó khăn, đặc biệt là các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Cũng tại buổi giám sát, lãnh đạo xã Nậm Mười cũng báo cáo với đoàn về các nội dung liên quan đến việc phân định vùng miền núi và dân tộc thiểu số và phân định xã miền núi và vùng cao. Hiện Nậm Mười là xã vùng III ĐBKK với 8 thôn, dân tộc Dao chiếm 97%. Trong những năm qua, xã được đầu tư nhiều chương trình, dự án cho giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, người dân được hỗ trợ an sinh, xã hội, giáo dục, bảo hiểm y tế… Tuy nhiên với điều kiện của một xã nghèo, địa hình chia cắt, có đông đồng bào dân tộc thiểu số nên tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều hiện còn chiếm trên 83%.

Đồng chí Cao Thị Xuân - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội phát biểu kết luận giám sát tại huyện Văn Chấn.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội Đồng dân tộc Quốc hội Cao Thị Xuân chia sẻ những khó khăn với huyện trong công tác xóa đói giảm nghèo với đặc thù của một huyện miền núi có địa hình rộng, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Theo đó, thông qua giám sát chuyên đề về kết quả thực hiện việc phân định vùng miền núi và dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển và phân định xã, huyện, tỉnh miền núi, vùng cao lần này; việc thực hiện phân định được huyện triển khai tích cực, chính xác và đạt được những kết quả khả quan.

Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Cao Thị Xuân đề nghị: cần bám sát những kiến nghị, đề xuất, cần cụ thể hơn; bám sát đề cương hoàn thiện báo cáo một cách chính xác để làm cơ sở tài liệu phục vụ cho các đại biểu Quốc hội nghiên cứu và cho ý kiến trong kỳ họp tới. Quan tâm việc triển khai rà soát, đánh giá các tiêu chí về bình xét đối tượng, không bỏ sót đối tượng, thôn bản đặc biệt khó khăn dẫn đến thiệt thòi cho địa phương, người dân không được thụ hưởng những chính sách của Nhà nước, do vậy vai trò của cán bộ, huyện, xã và thôn bản thực hiện các nội dung này là rất quan trọng.

Hoài Văn

Các tin khác
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng phát biểu chỉ đạo Cuộc họp.

Ngày 17/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chủ trì Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo.

Thiếu tướng Hoàng Hữu Thế, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, trưởng đoàn công tác kết luận kiểm tra

YBĐT - Chiều 17/4, đoàn công tác của Cục Chính trị Quân khu 2 do Thiếu tướng Hoàng Hữu Thế, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 2 làm trưởng đoàn cùng các cơ quan chức năng của Quân khu 2 kiểm tra Đảng ủy Quân sự tỉnh Yên Bái.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tiếp tục phiên họp thứ 9, chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe.

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, hai nước Việt Nam và Sri Lanka đã ra Tuyên bố chung. Dưới đây là toàn văn Tuyên bố chung:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục