Giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội
- Cập nhật: Thứ sáu, 21/4/2017 | 7:16:47 AM
Chiều 20-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp mặt với 122 đại biểu là các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới thuộc 15 tỉnh miền núi khu vực phía Bắc. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang với các già làng, trưởng bản, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc.
|
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ rõ, việc thực hiện có hiệu quả công tác văn hóa dân tộc đã góp phần quan trọng vào việc ổn định, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng dân tộc thiểu số, văn hóa dân tộc ngày càng được quan tâm, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới, đáp ứng tốt nhu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trên phạm vi cả nước.
Trong những thành tựu to lớn về mọi mặt mà đất nước nỗ lực đạt được những năm qua có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của đồng bào các dân tộc, trong đó có các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, xã đặc biệt khó khăn khu vực phía Bắc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu, công tác dân tộc cũng như bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền các địa phương để có những giải pháp, việc làm cụ thể, thiết thực hỗ trợ đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế; tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc bảo đảm thực hiện tốt chính sách dân tộc.
Phải có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trò của các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào tiếp tục được giao lưu, học tập kinh nghiệm, đồng thời đề xuất các giải pháp mang tính cấp bách, thiết thực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt vận động đồng bào nơi cư trú thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, văn hóa dân tộc, đoàn kết dân tộc, quan tâm giáo dục thế hệ trẻ tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
(Theo HNMO)
Các tin khác
YBĐT -70 năm có Đảng chỉ đường, dẫn lối, Lục Yên hôm nay đã mang trên mình một diện mạo mới. Từ một huyện miền núi có trên 80% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với tập quán du canh, du cư, nghèo nàn, lạc hậu... đến nay, huyện đã đổi thay căn bản. 70 năm qua, dù con đường đi lên có lúc gian nan, nhưng với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng bộ huyện Lục Yên đã không ngừng vươn lên, tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực, sức chiến đấu, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, từng bước đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong mỗi thời kỳ cách mạng.
"Cử tri lo lắng về động cơ của việc cho/tặng, do đó cần có quy định về việc sử dụng để không có trục lợi gì”.
Ngày 19/4, tại Tokyo, Hội chợ từ thiện của Hội phụ nữ châu Á-Thái Bình Dương (ALFS) lần thứ 41 đã được tổ chức. Việt Nam tham dự hội chợ năm nay với tư cách là nước chủ tịch.
YBĐT - Tiếp tục chương trình công tác, ngày 19/4, đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội do đồng chí Cao Thị Xuân - Phó Chủ tịch Hội đồng làm trưởng đoàn đã giám sát tại tỉnh Yên Bái về “Kết quả thực hiện phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao”.