Kỷ niệm 41 năm Quốc hội Việt Nam thống nhất(25/4/1976 - 25/4/2017)

Hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/4/2017 | 5:31:17 AM

YBĐT - Kỷ niệm 41 năm Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Việt Nam thống nhất là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại lịch sử hình thành và phát triển; ghi nhận những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm mà Quốc hội nước ta đã đạt được trong hơn bốn thập niên qua, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về Quốc hội và hoạt động của Quốc hội...

Trước đó, giai đoạn từ 1954 - 1960, theo Hiệp định Genevơ, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền Nam - Bắc. Trong bối cảnh đó, Quốc hội đã cùng với nhân dân đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: miền Bắc sau khi giải phóng đã bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa; miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.

Sau chiến thắng 30/4/1975, thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, Hội nghị lần thứ 24 (9/1975) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã đề ra chủ trương lãnh đạo cụ thể. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trên toàn quốc với hơn 23 triệu cử tri đi bầu (chiếm 98,8% tổng số cử tri cả nước).
Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất được triệu tập vào tháng 6/1976.

Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng hiến pháp; về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có hiến pháp mới và bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước. Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2/7/1976). Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca. Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất; thành phố Sài Gòn được vinh dự đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016) được bầu ngày 22/5/2011. Đây là lần đầu tiên cử tri cả nước tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 trong cùng một ngày với quy mô lớn. Cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp với 99,51% cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 500 đại biểu Quốc hội tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thành tựu lớn nhất trong hoạt động lập hiến, lập pháp của Quốc hội trong nhiệm kỳ này là Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp năm 2013. Tại Kỳ họp thứ Sáu, vào ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông qua toàn văn Dự thảo Hiến pháp năm 2013 với 486 đại biểu, chiếm 97,59% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Đây là bản Hiến pháp thể hiện tinh thần đổi mới sâu sắc, tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho sự vận hành toàn bộ đời sống xã hội trên nền tảng dân chủ, pháp quyền và tạo động lực mạnh mẽ để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII cũng đánh dấu mốc lịch sử khi lần đầu tiên trong gần 70 năm hoạt động của mình, Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Về hoạt động đối ngoại, việc đăng cai tổ chức Đại hội đồng lần thứ 132 của Liên minh Nghị viện thế giới tại Hà Nội (tháng 3/2015), là một sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa lịch sử ngoại giao hết sức to lớn, thể hiện tinh thần chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng của Quốc hội nước ta, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, lần đầu tiên Quốc hội đã ban hành nghị quyết về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Văn phòng Quốc hội cũng được tổ chức lại theo hướng đổi mới mô hình tổ chức bộ máy giúp việc có tính chuyên nghiệp, hiệu quả, hợp lý để nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 13 khóa hoạt động và hiện nay đang là khóa thứ 14. Với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, của mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân; sự hợp tác và giúp đỡ của bạn bè quốc tế; sự ủng hộ và giám sát của nhân dân trong và ngoài nước, Quốc hội nước ta sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng hào hùng, luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...

Trước đó, giai đoạn từ 1954 - 1960, theo Hiệp định Genevơ, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền Nam - Bắc. Trong bối cảnh đó, Quốc hội đã cùng với nhân dân đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: miền Bắc sau khi giải phóng đã bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa; miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.

Sau chiến thắng 30/4/1975, thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, Hội nghị lần thứ 24 (9/1975) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã đề ra chủ trương lãnh đạo cụ thể. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trên toàn quốc với hơn 23 triệu cử tri đi bầu (chiếm 98,8% tổng số cử tri cả nước).

Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất được triệu tập vào tháng 6/1976. Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng hiến pháp; về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có hiến pháp mới và bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước. Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2/7/1976). Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca. Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất; thành phố Sài Gòn được vinh dự đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016) được bầu ngày 22/5/2011. Đây là lần đầu tiên cử tri cả nước tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 trong cùng một ngày với quy mô lớn. Cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp với 99,51% cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 500 đại biểu Quốc hội tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thành tựu lớn nhất trong hoạt động lập hiến, lập pháp của Quốc hội trong nhiệm kỳ này là Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp năm 2013.

Tại Kỳ họp thứ Sáu, vào ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông qua toàn văn Dự thảo Hiến pháp năm 2013 với 486 đại biểu, chiếm 97,59% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Đây là bản Hiến pháp thể hiện tinh thần đổi mới sâu sắc, tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho sự vận hành toàn bộ đời sống xã hội trên nền tảng dân chủ, pháp quyền và tạo động lực mạnh mẽ để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII cũng đánh dấu mốc lịch sử khi lần đầu tiên trong gần 70 năm hoạt động của mình, Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Về hoạt động đối ngoại, việc đăng cai tổ chức Đại hội đồng lần thứ 132 của Liên minh Nghị viện thế giới tại Hà Nội (tháng 3/2015), là một sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa lịch sử ngoại giao hết sức to lớn, thể hiện tinh thần chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng của Quốc hội nước ta, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, lần đầu tiên Quốc hội đã ban hành nghị quyết về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Văn phòng Quốc hội cũng được tổ chức lại theo hướng đổi mới mô hình tổ chức bộ máy giúp việc có tính chuyên nghiệp, hiệu quả, hợp lý để nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 13 khóa hoạt động và hiện nay đang là khóa thứ 14. Với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, của mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân; sự hợp tác và giúp đỡ của bạn bè quốc tế; sự ủng hộ và giám sát của nhân dân trong và ngoài nước, Quốc hội nước ta sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng hào hùng, luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...

B.T

Các tin khác
MTTQ huyện Văn Chấn cùng các tổ chức thành viên tích cực tham gia mở rộng đường giao thông nông thôn với bà con trong

5 năm qua, MTTQ huyện Văn Chấn đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, HĐND huyện tổ chức 77 hội nghị tiếp xúc cử tri; chủ trì 15 cuộc giám sát, phối hợp tham gia 50 cuộc giám sát; tổ chức 137 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân.

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XV, sáng 3/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã có cuộc tiếp xúc cử tri tại huyện Lục Yên.

Nhân dân phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái tham gia lao động, vệ sinh khu dân cư.

Phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết dân tộc, thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào, hoạt động, thu hút sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân.

Người dân thôn Đồng Chão tham gia trồng hoa tạo cảnh quan môi trường.

Tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cấp ủy, chính quyền xã Vân Hội, huyện Trấn Yên đã thực hiện nghiêm quy chế dân chủ (QCDC) theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục