Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm đối với công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay
- Cập nhật: Thứ sáu, 18/8/2017 | 8:01:03 AM
Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Màn diễu hành của nhân dân của dân tộc Việt Nam tại Lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
|
Khi phát - xít Nhật xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, dân ta chịu ba tầng áp bức: quân phiệt Nhật, thực dân Pháp và chế độ phong kiến tay sai. Cuối năm 1944, đầu năm 1945, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói thảm thương.
Kế thừa và nâng lên tầm cao mới truyền thống kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của ông cha, nhiều bậc chí sỹ yêu nước đứng lên chống thực dân Pháp giành độc lập, nhưng đều thất bại vì không có một đường lối cứu nước đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin - lý luận cách mạng tiên tiến của thời đại, đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn và sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành các cao trào cách mạng, vượt qua nhiều hy sinh, tổn thất để giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám, đem lại cuộc biến đổi xã hội chưa từng có và tạo ra bước ngoặt vĩ đại của lịch sử dân tộc. Không những thế, cuộc Cách mạng Tháng Tám, còn là đòn chí mạng đánh vào một mắt xích yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đế quốc, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đứng lên giành độc lập tự do.
Cách mạng Tháng Tám đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm lịch sử quý báu, mãi mãi soi sáng các chặng đường cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu sau đây:
Một là, xây dựng một đảng Mác - Lênin có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ sáng suốt, thường xuyên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó mật thiết với nhân dân, có đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Bài học này giữ vị trí hàng đầu, bởi vì, sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, Đảng Cộng sản Việt Nam, được toàn dân tộc tôn vinh là đảng cầm quyền, hơn 70 năm qua, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành các cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, trong mọi thời kỳ phát triển của cách mạng nước ta, Đảng luôn luôn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trí tuệ sáng suốt, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó mật thiết với nhân dân, có đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, xác định rõ: "Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng”.
Hai là, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và phương châm "thêm bạn bớt thù” của Cách mạng Tháng Tám vận dụng cho quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
Đây là bài học ông, cha đã thực hiện trong suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, được Đảng và Bác Hồ kế thừa, phát triển, nâng lên tầm cao mới kể từ thời kỳ vận động, tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn khác nhau, vận dụng bài học này có sự uyển chuyển cho phù hợp với tình hình thời cuộc. Nhờ huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và phương châm chỉ đạo chiến lược "dĩ bất biến ứng vạn biến” cách mạng nước ta đã vượt qua thời kỳ "ngàn cân treo sợi tóc”, ra sức chống giặc đói, giặc dốt và thù trong, giặc ngoài ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Sau đó, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, thu non sông về một mối, thống nhất đất nước.
Có thể khẳng định, nhờ huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, trước bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi hết sức phức tạp, bất lợi cho cách mạng nước ta vào nửa cuối thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, bài học huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và "thêm bạn bớt thù” càng có ý nghĩa sâu sắc. Bởi vì, cùng với hơn 90 triệu người dân ở trong nước, chúng ta có hơn 6 triệu kiều bào đang sinh sống trên khắp thế giới. Huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thì không chỉ vốn và tri thức của trong nước, mà kiều bào ta ở nước ngoài cũng được đầu tư ngày càng to lớn, toàn diện cho sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
Về đường lối đối ngoại trong thời gian tới, Đại hội XII của Đảng, chỉ rõ: "Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế... nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Ba là, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Bài học kinh nghiệm này, bắt nguồn từ phương hướng chiến lược của cách mạng nước ta được xác định trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng, "Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản”. Về thực chất, đó là đường lối giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, được thực hiện một cách nhất quán, sâu sắc và triệt để từ trong quá trình vận động tiến tới Cách mạng Tháng Tám; đồng thời, được vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hội nhập quốc tế là quá trình nền kinh tế, xã hội nước ta mở rộng hợp tác, giao lưu với tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới, mỗi quốc gia có trình độ kinh tế, chế độ chính trị khác nhau. Quá trình hội nhập càng sâu rộng thì tính phức tạp, khó khăn càng lớn, nhất là trong thời gian gần đây, nước ta vừa ký và cam kết thực hiện các hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và một số hiệp định thương mại khác.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc không những đối với mỗi người dân Việt Nam, mà còn có ý nghĩa quốc tế to lớn; đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Đảng, Nhà nước và mỗi chúng ta. Các bài học kinh nghiệm cơ bản được rút ra trên đây, có mối quan hệ nhân quả, bài học này là tiền đề, là điều kiện của bài học kia, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Quá trình vận dụng, cần nắm vững nội dung của từng bài học và kết hợp chặt chẽ giữa các bài học, thì hiệu quả đạt được cho công cuộc xây dựng đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế sẽ hết sức to lớn, toàn diện. Nhất định Tổ quốc Việt Nam, thân yêu của chúng ta sẽ ngày càng cường thịnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong muốn.
B.T
Các tin khác
YBĐT- Ngày 17/8, thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Thị Thanh Trà đã có thư cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các bộ, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và các địa phương trong cả nước; sự ủng hộ thiết thực của các tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài tỉnh... thời gian qua đã giúp đỡ, ủng hộ tỉnh Yên Bái vượt qua khó khăn do thiên tai gây ra. Sau đây là nội dung thư:
Trưa 17/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Thái Lan.
YBĐT - Trận lũ ống, lũ quét lịch sử xảy ra ngày 3/8 tại huyện Mù Cang Chải đã gây thiệt hại ước tính lên tới 540 tỷ đồng. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, bài bản, linh hoạt và đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả, đồng bào Mù Cang Chải đã nhanh chóng lấy lại tinh thần, ổn định đời sống.
YBĐT - Sáng 17/8, Ban Chỉ đạo 94 cấp tỉnh Yên Bái tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức và nghiệp vụ lãnh đạo cán bộ tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo 94 các cấp.