Kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Nghĩa Lộ (18/10/1952 - 18/10/2017)

Xây dựng Nghĩa Lộ sớm trở thành thị xã văn hóa - du lịch và đô thị loại 3 vào năm 2020

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/10/2017 | 7:21:37 AM

YênBái - YBĐT - Nghĩa Lộ là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng với bề dày truyền thống lịch sử yêu nước và cách mạng. Truyền thống đó được đánh dấu bằng chiến thắng Nghĩa Lộ ngày 18/10/1952 - một mốc son trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và tỉnh Yên Bái - Nghĩa Lộ - Văn Chấn nói riêng.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho thị xã Nghĩa Lộ.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho thị xã Nghĩa Lộ.

Đúng 17 giờ 5 phút ngày 17/10/1952, bộ đội ta tiến công cứ điểm Nghĩa Lộ. Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 tiến công cứ điểm Pú Chạng (tức Nghĩa Lộ đồi) – nơi đặt sở chỉ huy phân khu của địch. 3 giờ 5 phút sáng ngày 18/10/1952, Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 nổ súng tiến công cứ điểm Nghĩa Lộ phố.
 
Chỉ sau hơn 2 giờ chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 280 tên địch, thu nhiều vũ khí chiến lợi phẩm. 5 giờ 30 phút ngày 18/10/1952, hai cứ điểm kiên cố nhất của phân khu Nghĩa Lộ bị xóa sổ. Đêm 18/10/1952, quân ta tiến công vị trí Cửa Nhì, tiêu diệt và bắt sống gần 250 tên địch. Bọn địch ở Gia Hội vội rút lên Tú Lệ và tháo chạy sang Sơn La, Sư đoàn 312 bám sát truy kích địch, tiêu diệt và bắt giữ gần 400 tên. Nghĩa Lộ và các xã trong huyện Văn Chấn được hoàn toàn giải phóng.
 
Trong tư liệu kể về ký ức giải phóng Nghĩa Lộ của Trung tướng Phạm Hồng Cư, Đại đoàn 308 là đơn vị đảm nhiệm trọng trách tiến công giải phóng Nghĩa Lộ đã viết: "Đêm 23/10/1952, Trung đoàn 88 phối hợp với Đảng bộ huyện Văn Chấn tổ chức cuộc mít tinh lớn mừng giải phóng và đón chính quyền huyện ra mắt. Quang cảnh nhộn nhịp như đêm liên hoan, đuốc sáng rực, đầu người nhấp nhô, khăn piêu rực rỡ, cúc bạc, vòng vàng lấp lánh.  Năm 2005, thị xã nghĩa Lộ đã được Chính phủ tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược".

65 năm sau ngày giải phóng, Nghĩa Lộ từ một thị trấn nghèo nàn bị tàn phá bởi chiến tranh giờ đây đang phấn đấu trở thành đô thị loại 3, trung tâm văn hóa - thương mại và dịch vụ- du lịch phía Tây của tỉnh. Hệ thống giao thông được đầu tư mở rộng, trung tâm thị xã có tuyến quốc lộ 32 và đường Điện Biên song song, nối với các tuyến đường nội thị. Tất cả đều rải nhựa, lát vỉa hè, lắp hệ thống điện cao áp chiếu sáng.
 
Đường tránh quốc lộ 32, đường vành đai suối Thia được hình thành càng thúc đẩy kinh tế, xã hội của thị xã phát triển. 100% tuyến giao thông trục chính nông thôn và hơn 80% đường liên thôn bản, tổ dân phố được bê tông hóa. Các khu dân cư đô thị mới được hình thành, thị xã xây dựng mới sân vận động và Trung tâm Hội nghị. Các trụ sở cơ quan, đơn vị, trường học, trạm y tế, bệnh viện được đầu tư xây dựng khang trang, nhà ở của nhân dân kiên cố.

Trong dịp trở về thăm chiến trường xưa, Đại tá Nguyễn Trọng Hàm - người trực tiếp tham gia giải phóng Nghĩa Lộ cảm nhận: "Thị xã đã phát triển ngoài sức tưởng tượng, mỗi người như tôi đều thấy vui mừng vô bờ và không khỏi tự hào, xúc động khi thăm lại di tích lịch sử văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ”.
 
Với ông Trần Tính – cán bộ tiền khởi nghĩa ở phường Pú Trạng sinh sống trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ từ những năm đầu giải phóng thì tâm đắc: "Cái đổi thay lớn nhất là đời sống của nhân dân, từ chỗ người dân quanh năm đói ăn, cơm độn rau rừng, độn ngô, khoai sắn, chỉ biết sản xuất 1 vụ lúa, không biết chữ, nay thị xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ khá giàu là chủ yếu, số hộ nghèo giảm theo từng năm cao. Người dân được nâng cao cả về vật chất, tinh thần, tri thức và ý thức”.
 
Thật vậy, đến nay 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 98% hộ dân được nghe đài, xem truyền hình; trình độ dân trí được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH đi học nghề và các trường chuyên nghiệp đạt trung bình trên 50%.
 
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh được quan tâm, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ được nâng cấp là bệnh viện tuyến 2 với quy mô 600 giường bệnh, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sỹ hơn 200 người phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân các huyện thị phía Tây của tỉnh và các tỉnh bạn. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, là ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã.
 
Toàn thị xã có hơn 1.600 cơ sở kinh doanh, có trên 200 nhà hàng, khách sạn; thị xã đã xây dựng 2 tuyến phố văn hóa thương mại và văn hóa ẩm thực. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển gắn với bảo vệ môi trường và phát huy được thế mạnh của địa phương như chế biến nông - lâm sản, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất nước sạch, khu công nghiệp may; nghề truyền thống…. tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.
 
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thị xã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa duy trì từ 500 ha trở lên mỗi vụ với giống lúa Chiêm hương, Séng cù đang được xây dựng thương hiệu và hoàn thiện bảo vệ Dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý "Gạo Mường Lò”.
 
Nhiều sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch được du khách ưa chuộng như ngô nếp ngọt, ngô nếp tím, cà chua, rau sạch súp lơ, bắp cải... đưa giá trị thu nhập trên 1 ha đất 2 vụ lúa năm 2016 đạt trên 132 triệu đồng, tăng hơn chục lần so với năm 1995. Thực hiện Đề án xây dựng thị xã Nghĩa Lộ văn hóa – du lịch, đến thời điểm này, đã có 2/3 xã được thẩm định và đề nghị công nhận xã nông thôn mới và phấn đấu 1 phường đạt tiêu chuẩn phường văn minh đô thị năm 2017.
 
Thị xã chú trọng sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như xòe cổ và Hạn khuống đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia; hỗ trợ xây dựng 2 bản làng truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Năm 2016, đã đón 58.000 lượt khách du lịch và năm 2017 phấn đấu đón 65.000 lượt khách. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đã được Đảng bộ thị xã đặc biệt quan tâm. Hiện nay, Đảng bộ có 37 chi, đảng bộ cơ sở với trên 2.300 đảng viên, hàng năm đều được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Với truyền thống cách mạng, sự năng động sáng tạo trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.
 

Tái hiện, bảo tồn nét đẹp văn hóa trong lễ cưới của người Thái, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Thanh Ba)

Đồng chí Lò Thị Huân – Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Nghĩa Lộ khẳng định: "Phát huy những thành tích đã đạt được, Đảng bộ thị xã tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; thực hiện nghiêm túc, có chất lượng hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị; tập trung phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng ổn định, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
 
Trọng tâm là phát triển thương mại – dịch vụ, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với sản phẩm du lịch; không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân; hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch phát triển không gian đô thị gắn với bảo tồn không gian cánh đồng Mường Lò; xây dựng chiến lược đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn; đẩy nhanh tiến độ các công trình dự án trọng điểm trên địa bàn, quy hoạch các khu dân cư đô thị mới; quan tâm chỉ đạo thực hiện các tiêu chí của Đề án thị xã văn hóa – du lịch; đảm bảo giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân, phấn đấu hoàn thành Nghị quyết Đảng bộ thị xã đề ra hàng năm, quyết tâm xây dựng Nghĩa Lộ sớm trở thành thị xã văn hóa – du lịch và đô thị loại 3 vào năm 2020”.

Thu Hằng (Đài TT – TH Nghĩa Lộ)

Các tin khác

Sáng 17/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (LHQ) và có bài phát biểu chào mừng.

Đồng chí Vũ Đình Lợi - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải (thứ hai phải sang) trao đổi với các học viên tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

YBĐT - Đưa cán bộ về cơ sở để đào tạo, giúp cơ sở, để đội ngũ cán bộ trẻ học hỏi kinh nghiệm từ cơ sở, kiến thức từ thực tiễn; là môi trường để rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức người cán bộ, khẳng định mình trong công tác, trưởng thành mọi mặt…, chứ không phải đưa cán bộ về cơ sở để "hành” cán bộ. Bởi vậy, 100% cán bộ được luân chuyển xuống cơ sở đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Lần đầu tiên Ban Bí thư có hướng dẫn cụ thể về việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý để người dân giám sát.

Ban Bí thư chỉ đạo công khai kết luận kiểm toán, kiểm tra, thanh tra; kết quả xử lý các vụ tham nhũng; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức họp báo công bố… để người dân tham gia giám sát cán bộ.

Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không chủ quan, tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, chủ động, quyết liệt hành động, tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; phấn đấu hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017. Đây là tinh thần chỉ đạo nổi bật tại Nghị quyết số 106/ NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục