Họp Chính phủ cuối năm tập trung chủ yếu vào xây dựng thể chế

  • Cập nhật: Thứ bảy, 30/12/2017 | 8:57:46 AM

Ngay sau Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về triển khai nhiệm vụ kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, chiều 29/12, Chính phủ họp thường kỳ tháng 12/2017.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước với tinh thần công khai, minh bạch, không để thất thoát.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối cùng của năm 2017 tập trung chủ yếu vào công tác xây dựng thể chế.

Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2017; báo cáo tổng hợp đề nghị xây dựng các dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, môi trường, đầu tư kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành và quy hoạch.

Sau khi nghe ý kiến các thành viên Chính phủ, Thủ tướng nhất trí cho rằng, việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật so với trước đã nhanh hơn. Nợ đọng văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không còn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như còn tình trạng xin điều chỉnh chương trình, có nhiều dự án luật, pháp lệnh chưa trình đúng thời gian quy định, gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm tra.

Tình trạng "bắc nước chờ gạo” đã ít hơn nhưng vẫn còn diễn ra. Có dự án sau khi Chính phủ thông qua vẫn còn tình trạng đại diện các bộ có ý kiến khác trong quá trình cơ quan của Quốc hội cho ý kiến thảo luận.

Thủ tướng lưu ý và nhấn mạnh, xây dựng thể chế, pháp luật là việc khó nên các Bộ trưởng phải trực tiếp quan tâm đến vấn đề này "chọn người giỏi, am hiểu để làm công tác này.”

Các Bộ cần chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, kể cả trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản, nhất là phối hợp chỉnh lý những dự án được Quốc hội cho ý kiến.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016​-2020.

Theo đó, việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành đã đạt được nhiều kết quả tích cực: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân.

Qua rà soát 60 nhiệm vụ bộ, ngành cần thực hiện trong năm 2017 có 44 nhiệm vụ triển khai và có kết quả rõ ràng (chiếm 73,3%), 14 nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả bước đầu (chiếm 23,7%), chỉ có 3 nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa có kết quả (chiếm 3,5%).

Với các địa phương, qua rà soát, năm 2017 tỷ lệ nhiệm vụ đã triển khai và đạt kết quả tốt đạt khoảng 17%, tỷ lệ nhiệm vụ đã triển khai và đạt kết quả bước đầu khoảng 79%, nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa có kết quả khoảng 4%.

Bên cạnh các kết quả đạt được, vẫn tồn tại một số hạn chế như chậm thực hiện một số nhiệm vụ so với kế hoạch đề ra, một số nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa có kết quả rõ ràng. Một số nhiệm vụ các bộ, ngành đã xin lùi tiến độ thực hiện…

Thủ tướng cho rằng, từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện nghị quyết Trung ương, Quốc hội về tái cơ cấu (vào tháng 2/2017) đến nay mới được hơn 10 tháng nhưng đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận.

Nhiều bộ, ngành, địa phương khá quyết liệt về tái cơ cấu, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2017. Không chỉ về kinh tế, ngay bộ máy của các bộ cũng được tái cơ cấu mạnh.

Tuy nhiên, việc thực hiện nhiều nhiệm vụ còn chậm, kết quả còn chưa rõ rệt, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Nghị quyết 27 của Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Nhất trí với các biện pháp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, Thủ tướng nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập, tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân.

Đổi mới cách thức thực hiện liên kết trong phát triển kinh tế vùng; tăng cường vai trò tham gia của cơ quan điều phối từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch đến giám sát việc triển khai các hoạt động liên kết vùng trên toàn bộ lãnh thổ.

Đầu tư công phải thực sự hiệu quả, gắn với khai thác tối đa các nguồn lực ngoài nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển kinh tế; xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá cơ cấu lại nền kinh tế.

Thủ tướng cũng đề nghị Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra một số bộ, ngành, địa phương về thực hiện tái cơ cấu kinh tế trong năm 2018.

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã nghe, thảo luận về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, về đề nghị xây dựng các dự án Luật: Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi), Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo xin ý kiến thành viên Chính phủ điều chỉnh một số nội dung dự thảo Nghị định kinh doanh theo phương thức đa cấp.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác

YBĐT- Sáng 29/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương.

YBĐT - Sáng 29/12, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Yên Bái. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng nhắc nhở các địa phương không lên Hà Nội biếu xén lãnh đạo dịp Tết và "phải đặt chống tham nhũng từ địa phương, từ cơ sở thì mới chuyển biến từ cơ sở”.

Đồng chí Phan Đình Trạc - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Trưởng đoàn công tác số 3 phát biểu tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh.

YBĐT - Xác định rõ nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) là góp phần quan trọng xây dựng Đảng vững mạnh, năm 2017 vừa qua, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục