Kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4-1975- 30/4/2018)

Nghĩa tình Yên Ninh

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/4/2018 | 8:25:56 AM

YBĐT - Những ngày tháng Tư lịch sử, thật may mắn và vinh dự cho tôi khi được cùng chung vui ngày gặp mặt thường niên của những người lính thuộc Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa. Bỏ mặc những lo toan đời thường, họ gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hòa lời ca, cùng sẻ chia, ôn lại những ngày tháng hào hùng năm ấy…

Niềm vui của những chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh trong ngày hội ngộ.
Niềm vui của những chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh trong ngày hội ngộ.


Mới sáng sớm nhưng tại ngôi nhà số 261, phố Phúc Tân, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái của Thượng tá Phạm Tiến - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Yên Ninh đã tập trung đông đủ và rộn vang câu chào hỏi của những người lính thuộc 4 tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa.
 
Bác Bùi Văn Đậu ở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên thuộc Tiểu đoàn Yên Ninh 2 vừa khoe những bức ảnh trong chiếc điện thoại smatphone vừa chia sẻ: "Mới đây, tôi được Đảng và Nhà nước cho đi tham quan Phú Quốc. Trở lại Phú Quốc, tôi như sống lại cả một thời trai trẻ đầy nhiệt huyết”. Bác Đậu là người lính Tiểu đoàn Yên Ninh duy nhất bị địch bắt và giam cầm tại nhà tù Phú Quốc từ năm 1969 đến 1973. Những câu chuyện, những bài hát hào hùng đã đưa những người lính Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa sống lại một thời hoa đỏ.

Năm 1967-1968, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Đế quốc Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam với gần nửa triệu quân viễn chinh tham chiến. Ở miền Bắc, chúng thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại với quy mô lớn, nhằm đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá.
 
Thực hiện lời tổng động viên "Tất cả chi viện cho tiền tuyến", trong hai năm (1967 - 1968), Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn với gần 3.000 cán bộ, chiến sỹ mang tên Yên Ninh lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.
 
Yên Ninh là tên gọi được kết lại từ hai chữ: "Yên" của tỉnh Yên Bái và "Ninh" của tỉnh Ninh Thuận nhằm thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa hai miền Nam - Bắc. Giai đoạn đầu, Tiểu đoàn Yên Ninh bổ sung cho chiến trường Tây Nguyên, sau đó tiếp tục hành quân vào chiến trường miền Đông Nam Bộ bổ sung cho Sư đoàn 5, Quân khu, tham gia Chiến dịch Campuchia 1970, Chiến dịch Lam Sơn 1, Lam Sơn 2 năm 1971, Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, Chiến dịch giữ đất, giành dân 1973 cho tới khi kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
 
Năm 1968, Yên Bái tiếp tục xây dựng một lúc 3 tiểu đoàn; trong đó, tiểu đoàn 2 và 3 đều tổ chức huấn luyện tại xã Tân Hương (huyện Yên Bình). Tiểu đoàn Yên Ninh 2 thành lập tháng 2 với trên 700 quân số vào chiến trường tháng 5. Sau hơn 5 tháng hành quân bộ, tháng 11 năm 1968, Tiểu đoàn vào đến Long An. Tiểu đoàn Yên Ninh 3 thành lập tháng 4 với quân số 650 người, vào chiến trường tháng 12/1968 bổ sung cho mặt trận Thừa Thiên - Huế.
 
Từ năm 1969, Tiểu đoàn đã cùng quân và dân Thừa Thiên - Huế tham gia nhiều chiến dịch và các trận đánh lớn như: Bình Độ 400, Cô Ca Va 1078, đường 9 Nam Lào 1971- 1972 và trực tiếp tham gia giải phóng thành phố Huế ngày 26/3/1975. Riêng Tiểu đoàn Yên Ninh 4 thành lập tháng 6/1968, quân số 650 người huấn luyện tại 2 xã Hán Đà, Đại Minh, huyện Yên Bình, vào chiến trường tháng 1/1969, được bổ sung cho chiến trường miền Đông Nam Bộ, trực tiếp tham gia các chiến dịch và trận đánh lớn như: Đồng Dù, Thiện Ngôn, Sa Mát năm 1970; Téc Ních, Bình Long năm 1972, Đồng Xoài - Phước Long năm 1973, Xuân Lộc - Long Khánh năm 1975…
 
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, các chiến sỹ những tiểu đoàn Yên Ninh - một số ở lại trong quân ngũ và trở thành những cán bộ chỉ huy trung, cao cấp; một số chuyển ngành; còn lại đại bộ phận về địa phương tham gia lao động, sản xuất. Mới đó đã nửa thế kỷ, các chiến sỹ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giờ đây người còn, người mất. Gần 3.000 thanh niên Yên Bái gia nhập 4 tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa nay chỉ còn hơn 200 người.

Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các cựu chiến binh của những tiểu đoàn Yên Ninh vẫn giữ vững phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”. Sống trong hòa bình, chúng ta vẫn luôn nhớ tới các anh – những người con của nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hôm nay, họ vẫn ngày đêm làm đẹp thêm hình ảnh của người lính Yên Ninh giữa đời thường.

Trần Ngọc

Các tin khác
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, công nhân viên Nhà máy Xe lửa Gia Lâm năm 1955

Trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang liên tục đưa tin các vụ việc hết sức đáng buồn và đau xót, đó là các vụ trọng án về tham nhũng, làm trái các quy định của Nhà nước... đang được đưa ra xét xử; rồi hàng loạt các quan chức bị khởi tố, bắt tạm giam...

Đại biểu HĐND huyện Yên Bình tiếp xúc cử tri tại xã Phúc An cùng đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII.

YBĐT - Thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Yên Bình luôn chú trọng hoạt động giám sát. Các chương trình, kế hoạch giám sát được tổ chức theo chức năng, được tiến hành thường xuyên, đúng thời gian dự kiến, tập trung vào những nội dung trọng tâm và vấn đề cử tri quan tâm.

Lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra mô hình sản xuất của người dân xã Nghĩa An.

YBĐT - Được Tỉnh ủy Yên Bái giao thí điểm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW (NQ 18, NQ 19) của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XII, BCH Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã ban hành Kế hoạch 64 và Chương trình hành động số 20 thực hiện nhiệm vụ này với tinh thần thống nhất cao độ trên quan điểm, định hướng, tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các nội dung đã đề cập trong các Kế hoạch và Chương trình hành động của Tỉnh.

YBĐT - Tiếp tục chương trình công tác tại huyện Trấn Yên, sáng 27/4, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã làm việc với cán bộ chủ chốt huyện về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 và tình hình thực hiện Đề án xây dựng huyện Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới giai đoạn 2018 – 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục