Kết quả giải quyết, trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/5/2018 | 10:03:08 AM

YênBái - YBĐT - Vừa qua, các bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công thương, Lao động  - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Chính phủ đã trả lời những ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung trả lời.

Đồng chí Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội thăm và tặng quà hộ nghèo ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu hồi đầu tháng 3/2018. (Ảnh: Mạnh Cường)
Đồng chí Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội thăm và tặng quà hộ nghèo ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu hồi đầu tháng 3/2018. (Ảnh: Mạnh Cường)

I. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, có chế tài xử lý nghiêm khắc tình trạng xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường để không ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân được an toàn lành mạnh

Bộ trả lời tại Văn bản số 36/BGTVT-ATGT ngày 03/02/2018 như sau

Trong những năm qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả xã hội quan tâm vào cuộc; nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT đã được triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Kết quả, tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc đã có những chuyển biến tích cực; liên tiếp trong 06 năm (từ 2011 - 2016) tai nạn giao thông đã được kiềm chế và giảm cả ba tiêu chí; Năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người. So với năm 2016, tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, số vụ tai nạn giao thông giảm 1.509 vụ (giảm 6,99%), số người chết giảm 406 người (giảm 4,67%), số người bị thương giảm 2.240 người (giảm 11,62%).

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT và kéo giảm tai nạn giao thông, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm về bảo đảm TTATGT theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung sau:

1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm TTATGT; đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi và thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó đã nâng mức xử phạt đối với chủ xe, lái xe, người xếp hàng hóa nhằm bảo đảm tính răn đe và khả thi khi thực hiện; hiện nay, Bộ GTVT cũng đang trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là về chủ đề kiểm soát tải trọng xe; giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền đến Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ và cử tri của một số địa phương những quy định mới của pháp luật về kiểm soát tải trọng xe; đồng thời, đã tổ chức các Hội nghị tập huấn để hướng dẫn và nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra ngành GTVT trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng.

3. Triển khai rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường bộ, đường sắt, thực hiện điều chỉnh, bổ sung hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ, thiết bị an toàn giao thông, bổ sung rào hộ lan, đường cứu nạn trên các tuyến đường bộ qua khu vực đèo dốc quanh co; tăng cường thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra ATGT đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường bộ và các tuyến đường bộ đang khai thác có nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm tình trạng xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường để không ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân được an toàn lành mạnh:

- Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; đồng thời, đã ban hành Kế hoạch số 12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016 về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt (tại Quyết định số 1885/QĐ-TTg ngày 30/9/2016); hiện đang chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện thiết kế mô hình mẫu Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định để làm cơ sở triển khai lắp đặt tại các vị trí Trạm theo quy hoạch được phê duyệt. Các Trạm có kết nối dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc xử lý vi phạm sẽ được tiến hành công khai và minh bạch.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải: quản lý, vận hành các Trạm kiểm tra tải trọng xe (do Bộ GTVT trang cấp) và kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe phù hợp với tình hình của địa phương; rà soát, kiểm tra tại các đơn vị, địa phương về việc tổ chức ký cam kết kiểm soát tải trọng phương tiện, không chở hàng qúa trọng tải, không xếp hàng hóa lên xe quá trọng tải cho phép; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện cam kết đã ký.

- Tăng cường kiểm tra đôn đốc về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương: Trong năm 2017, Bộ GTVT đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng xe tại các cảng biển, các mỏ vật liệu trên địa bàn một số địa phương (như: Hòa Bình, Hà Nam, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang và Cần Thơ). Kiểm tra tại các địa phương, Đoàn Kiểm tra đã kiến nghị Thanh tra Sở GTVT các địa phương xử lý vi phạm hành chính đối với một số đơn vị vi phạm về việc bốc xếp lên phương tiện vi phạm tải trọng theo quy định của pháp luật.

- Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan đơn vị trong ngành tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng của Bộ Công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung và trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng nhằm chia sẻ thông tin trong việc kiểm soát tải trọng phương tiện và xử lý vi phạm hành chính, góp phần đảm bảo giao thông đi lại của nhân dân được an toàn và lành mạnh.

2. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng cử các đoàn công tác kiểm tra đánh giá thiệt hại, nguyên nhân hư hỏng và hỗ trợ giải pháp kỹ thuật xây dựng lại các công trình xây dựng, giao thông thủy lợi bị hư hỏng (trong đó đặc biệt là công trình Cầu Thia, kè suối Thia, kè suối Nung). Đề nghị Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ khấn cấp rọ đá và dầm cầu Benllay khắc phục các công trình giao thông thiết yếu như cầu Thia, đường tỉnh và tuyến đường giao thông khác

Bộ trả lời tại Văn bản số 521/BGTVT-KCHT ngày 16/01/2018 như sau:

1. Vừa qua trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa lớn diễn ra trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng lũ lụt gây thiệt hại về người và tài sản, giao thông bị chia cắt. Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cùng các đơn vị chức năng của Bộ đã chủ động, kịp thời đến kiểm tra hiện trường, làm việc với Chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương để đưa ra các giải pháp xử lý khắc phục, nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Đối với sự cố xảy ra tại công trình cầu Ngòi Thia Km0+350 đường tỉnh 174 (đường Văn Chấn - Trạm Tấu) thuộc thị xã Nghĩa Lộ vào lúc 12h00 ngày 11/10/2017, Bộ Giao thông vận tải đã giải quyết với tinh thần trách nhiệm cao, đúng quy định pháp luật. Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố công trình cầu Ngòi Thia bằng Quyết định số 2948/QĐ- BGTVT ngày 18/10/2017 của Bộ GTVT.
Tổ điều tra sự cố đã khẩn trương huy động đơn vị Tư vấn độc lập do Sở GTVT Yên Bái chỉ định là Trung tâm kỹ thuật đường bộ - Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện các công việc chuyên môn phục vụ cho công tác giám định nguyên nhân sự cố, đề xuất phương án khắc phục và huy động Viện Khoa học và công nghệ GTVT tiến hành thẩm tra, đối chứng kết quả của đơn vị Tư vấn độc lập.

Ngày 01/12/2017, Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn số 13594/BGTVT-KHCN gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái để thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình, trong đó đã nêu ra các nguyên nhân, phương hướng khắc phục sự cố và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chỉ đạo các đơn vị liên quan có giải pháp khôi phục công trình, đảm bảo an toàn cho công trình, phục vụ đi lại của người dân theo đúng chức năng.

2. Để phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, kịp thời khắc phục hậu quả mưa lũ trong thời gian qua và đảm bảo giao thông phục vụ đi lại của người dân; Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 2369/QĐ-BGTVT ngày 10/8/2017 điều động 30m dầm Bailley hỗ trợ có thời hạn cho Sở Giao thông vận tải Yên Đái để đảm bảo giao thông, khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng thời Bộ Giao thông vận tải cũng đã có Công văn số 8973/BGTVT-PCTT&TKCN ngày 10/8/2017, giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm thủ tục theo quy định hiện hành, điều chuyển 2.000 rọ thép để hỗ trợ Sở Giao thông vận tải Yên Bái khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

3. Cử tri phản ánh dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua địa phận các huyện Trấn Yên, Văn Yên và thành phổ Yên Bái làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ngày 08/8/2017, Bộ GTVT đã có văn bản số 8917/BGTVT-CQLXD trả lời vấn đề trên, với những nội dung nêu trong văn bản cử tri không đồng tình và tiếp tục đề nghị Bộ GTVT cần chủ trì phối hợp với các bên liên quan sớm giải quyết dứt điểm vụ việc.

Bộ đã có ý kiến gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại Văn bản số 8917/BGTVT-CQLXD ngày 08/8/2017. Trên cơ sở báo cáo của VEC tại Văn bản số 96/VEC-QLTC ngày 11/01/2018, Bộ GTVT xin được tiếp tục trả lời tại Văn bản số 727/BGTVT-CQLXD ngày 22/01/2018 như sau:

1. Về các tuyến đường Tỉnh lộ 163 và 166:

Trong quá trình thi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo Nhà thầu duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn cho phương tiện và người dân tham gia giao thông. Sau khi thi công hoàn thành và đưa Dự án vào khai thác sử dụng, từ ngày 18/9/2014 đến ngày 25/11/2014, Nhà thầu đã tiến hành sửa chữa hoàn trả các tuyến đường và bàn giao lại cho chính quyền địa phương để quản lý khai thác (Biên bản làm việc ngày 25/11/2014). Do vậy, việc duy tu bảo dưỡng, nâng cấp đường Tỉnh lộ 163 và 166 sau khi đã khắc phục các ảnh hưởng do thi công dự án thuộc trách nhiệm của địa phương.

2. Hệ thống đường gom dân sinh, cống chui, đường kết nối cống chui, công trình thủy lợi, hạ tầng tái định cư:

- Về hệ thống đường gom dân sinh, cống chui, đường kết nối cống chui, công trình thủy lợi: Trong quá trình thi công, VEC và Nhà thầu thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương các cấp kiểm tra rà soát hệ thống mương thủy lợi, đường dân sinh cắt ngang qua đường cao tốc để thiết kế, thi công đấu nối, hoàn trả cho địa phương phù hợp với điều kiện thực tế hiện trường. Đến tháng 12/2015, Dự án đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục này trong đó đã bổ sung nhiều công trình dân sinh như đường gom, kênh mương thủy lợi, cống thoát nước.v.v... Bên cạnh đó, sau khi đường cao tốc đi vào giai đoạn khai thác vận hành, các ngày 20/5/2016 và 08/6/2016, VEC đã phối hợp với Sở GTVT, UBND các huyện, xã có đường cao tốc đi qua tiếp tục đi kiểm tra, rà soát từng vị trí đường gom dân sinh và hệ thống mương thủy lợi phải điều chỉnh sửa chữa để phục vụ đi lại và canh tác của các hộ dân. Mặt khác, từ ngày 03/11/2016 đến ngày 30/11/2017, VEC đã tiến hành thi công bổ sung, sửa chữa một số công trình, hạng mục thuộc địa phận huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, cụ thể như sau: Thi công hoàn thiện kéo dài 17 vị trí cống chui dân sinh, đường kết nối cống chui; làm mới 18 vị trí đường gom dân sinh, đường kết nối vào khu sản xuất, với tổng chiểu dài hơn 11 km; Khơi thông hệ thống mương thủy lợi thuộc địa phận xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên.

- Về hạ tầng các khu tái định cư: Đây là một phần khối lượng công việc trong công tác GPMB do địa phương làm Chủ đầu tư. Bộ GTVT đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái có ý kiến chỉ đạo Chủ đầu tư rà soát những vấn đề còn bất cập (nếu có) để tiếp tục hoàn thiện. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo VEC phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương để giải quyết

3. Về việc bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng do quá trình thi công:

- VEC và các Nhà thầu thi công đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để giải quyết kịp thời những ảnh hưởng do việc thi công của Nhà thầu gây ra và các Nhà thầu cũng đã kịp thời chi trả toàn bộ số tiền gây ảnh hưởng trong quá trình thi công cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án. Theo báo cáo của VEC tại Văn bản số 2596/VEC-QLTC ngày 27/7/2017, VEC đã chi trả bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng do quá trình thi công là: 15,9 tỷ đồng, trong đó: huyện Trấn Yên 4,5 tỷ đồng, thành phố Yên Bái là 1,75 tỷ đồng, huyện Văn Yên là 9,7 tỷ đồng;

- Ngày 21/12/2017, VEC đã có văn bản số 4167/VE-TCKT chấp thuận tạm ứng kinh phí bồi thường, hỗ trợ để GPMB dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái cho Ban QLDA công trình Giao thông tỉnh Yên Bái (phục vụ việc chi trả tiền hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thu hồi ngoài biên GPMB) với số tiền là: 7.103.551.000 VNĐ;

- Ngoài ra, trong năm 2017, Ban QLDA Nội Bài - Lào Cai đã đôn đốc, chỉ đạo Nhà thầu thi công chi trả bổ sung cho các hộ bị ảnh hưởng trong quá trình thi công (đất đá vùi lấp ruộng vườn, ngập úng đất sản xuất...) thuộc địa phận xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên với tổng số tiền là: 293.050.218 VNĐ và cho 03 hộ thuộc xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái bị ảnh hưởng do rung nứt với số tiền là: 2.689.000VNĐ (có biên bản kèm theo).

4. Cử tri thôn Cà Nộc, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên phản ánh từ năm 2015 cầu qua suối thôn Cà Nộc được khảo sát, đo đạc nhiều lần và thông báo rộng rãi trong thôn về đầu tư xây dựng cầu dân sinh qua suối (thuộc Dự án LRAMP) của Bộ GTVT, dự kiến khởi công cuối năm 2016 nhưng đến nay chưa được thực hiện. Đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, xem xét trả lời việc có triển khai thực hiện dự án trên hay không để nhân dân được biết

Bộ trả lời tại Văn bản số 1266/BGTVT-KHĐT ngày 0202/2018 như sau:

Bộ GTVT đang thực hiện Dự án "Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương” (LRAMP) với nội dung chính: Đầu tư xây dựng 2.272 cầu dân sinh trên địa bàn 50 tỉnh/thành phố với kinh phí 5.798 tỷ đồng, trong đó tỉnh Yên Bái được đầu tư xây dựng 49 cầu với tổng mức đầu tư 103 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai Dự án trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tiến hành rà soát lại các vị trí xây dựng cầu để đáp ứng tiêu chí của Dự án và chia 49 cầu thành 02 nhóm gồm: 19 cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản để thi công trước (đến nay đã triển khai thi công toàn bộ 19 cầu tại hiện trường); 30 cầu còn lại phải lập Dự án đầu tư trong đó có cầu Cà Nộc 1 và Cầu Cà Nộc 2 trên địa bàn xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (các cầu này hiện đang được khảo sát lập Dự án đầu tư để thi công trong năm 2018, dự kiến hoàn thành trong năm 2019).

5. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải có phương án phân bổ hợp lý Quỹ Bảo trì đường bộ cho các địa phương để bảo trì các tuyến đường tỉnh theo hướng ưu tiên cho các tỉnh miền núi, nơi thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng đến các tuyến đường giao thông 

Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương trả lời tại Văn bản số 18/QBTTW-VB ngày 30/01/2018 như sau:
- Đối với nguồn vốn Quỹ BTĐB Trung ương phân chia về cho các Quỹ BTĐB Địa phương theo quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ, Hội đồng Quỹ BTĐB Trung ương đã xây dựng phương án phân bổ trong đó có xem xét đến các Quỹ BTĐB Địa phương khó khăn hoặc nhận nguồn phân bổ thấp (trong đó có Quỹ BTĐB Yên Bái). Kinh phí phân chia này được xác định trên nguyên tắc phù hợp với lượng phương tiện, chiều dài đường bộ địa phương kết hợp xem xét hỗ trợ đối với các yếu tố khó khăn của địa phương (vốn phân chia từ Quỹ BTĐB Trung ương về Quỹ BTĐB Yên Bái trong 02 năm gần đây như sau: năm 2017 là 22,285 tỷ đồng; dự kiến năm 2018 là 26,672 tỷ đồng).

Việc sửa chữa, khắc phục hậu quả lụt bão trên đường giao thông khu vực các tỉnh miền núi để đảm bảo an toàn giao thông là rất cần thiết, trong những năm qua, Quỹ BTĐB Trung ương đã luôn quan tâm, chia sẻ khó khăn, kịp thời triển khai hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai bão lũ gây ra (đặc biệt khu vực miền núi phía bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng).
Về công tác phân chia nguồn vốn 35% về địa phương năm 2018: Hiện nay, Quỹ BTĐB Trung ương đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ và làm việc với các cơ quan liên quan để sớm phân bổ nguồn 35% năm 2018 về cho các Quỹ BTĐB Địa phương cả nước trong quý 1/2018.

Từ các nội dung trên, Quỹ BTĐB Trung ương đề nghị địa phương tiếp tục sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Quỹ BTĐB, đáp ứng yêu cầu về đảm bảo an toàn giao thông theo kiến nghị của cử tri và nhân dân địa phương.

II. BỘ XÂY DỰNG 

1. Cử tri đề nghị xem xét và nâng mức cho vay/ hộ gia đình từ 25 triệu đồng lên mức 40 triệu đồng đối với hộ nghèo được quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015

Bộ trả lời tại Văn bản số 96/BXD-QLN ngày 16/01/2018 như sau:

Sau khi tổng kết Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 1), Bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi là Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg). Để phù hợp với chủ trương huy động nhiều nguồn lực và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, đồng thời tăng tính chủ động của địa phương và người dân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ, tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển từ phương thức hỗ trợ trực tiếp sang phương thức hỗ trợ gián tiếp (mỗi hộ được vay tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở với lãi suất vay 3%/năm, thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm, thời gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6). Với mức vay ưu đãi 25 triệu đồng/hộ, cùng với việc huy động thêm các nguồn lực khác thì hộ gia đình có thể xây dựng một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu là 24m2, với tuổi thọ trên 10 năm.

Qua kiểm tra thực tế tình hình thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg cho thấy, cùng với các nguồn hỗ trợ khác từ ngân sách địa phương, cộng đồng, dòng họ và bản thân các hộ gia đình thì mức vay ưu đãi 25 triệu/hộ cơ bản là phù hợp, hộ gia đình có thể xây dựng được căn nhà có diện tích khoảng từ 24m2 đến 50m2. Tuy nhiên, tại một số khu vực như vùng sâu, vùng xa hoặc đối tượng là người già, neo đơn thì sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xây dựng nhà ở. Do quy định về mức hỗ trợ cho vay 25 triệu đồng/hộ được xác định từ năm 2015, hiện nay giá cả vật liệu, nhân công tổng cao, vì vậy cũng cần thiết phải nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mức hỗ trợ cho vay nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Bộ Xây dựng xin ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị nâng hạn mức cho vay quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân xây dựng nhà ở có diện tích phù hợp và bảo đảm chất lượng. Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong thời gian tới.

2. Đề nghị hỗ trợ xi măng sửa chữa các công trình nông thôn

Bộ Xây dựng trả lời tại Văn bản số 221/BXD-KHTC ngày 29/01/2018 như sau:

Hiện nay, Chính phủ chưa có chủ trương chung về việc hỗ trợ xi măng sửa chữa các công trình nông thôn.

Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (là doanh nghiệp trực thuộc Bộ) căn cứ vào khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đề nghị của các địa phương để có phương án hỗ trợ xi măng cho các địa phương với tinh thần cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện việc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Đối với tỉnh Yên Bái, theo báo cáo của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, trong năm 2017 Tổng công ty đã hỗ trợ cho tỉnh Yên Bái 5.422,45 tấn xi măng theo thỏa thuận giữa Tổng công ty và tỉnh Yên Bái.

III. BỘ NỘI VỤ 

1. Điều 34 của Luật tổ chức chính quyền địa phương về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã quy định: Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá 02 Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có 01 Phó Chủ tịch. Quy định như vậy chưa hợp lý, vì đối với khu vực các tỉnh miền núi các xã thuộc loại II, loại III là các xã có diện tích rộng, dân cư sinh sống không tập trung, giao thông đi lại khó khăn. Đề nghị xem xét, sửa đổi quy định trên cho hợp lý

Bộ trả lời tại Văn bản số 6565/BNV-CQĐP ngày 15/12/2017 như sau:

Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân, đã quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân loại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể: Đơn vị hành chính cấp xã loại I có không quá hai Phó chủ tịch, xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 4763/VPCP-V.III ngày 15/6/2016 của Văn phòng Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Bộ Nội vụ ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Yên Bái để tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét khi sửa đổi Luật tổ chức chính quyền địa phương.

2. Cử tri và nhân dân đồng tình về chủ trương tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhưng cho rằng việc thực hiện cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc tinh giản biên chế đi đôi với đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, cải cách tiền lương, cơ cấu lại tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời mong muốn việc tổ chức tuyển dụng và thi tuyển cần thực sự khách quan, công khai, minh bạch nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Trên thực tế đội ngũ công chức không giảm đi mà ngày càng tăng lên đối với các cấp

Bộ trả lời tại Văn bản số 6835/BNV-TCBC ngày 26/12/2017 như sau:

1. Về tinh giản biên chế

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tổng biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước giảm 2,9% so với biên chế công chức được giao năm 2015 (giảm 8.001 người). Tuy nhiên tổng biên chế công chức, viên chức năm 2017 chưa giảm được so với mục tiêu tinh giản biên chế tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, cồng chức, viên chức.

Để đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương, ngày 25/10/2017, Hội nghị Trung ương sáu khóa XII của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TW) và Nghị quyết số 19- NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 19-NQ/TW). Một trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện được mục tiêu nêu trên là nhóm giải pháp đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ công.

Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW, trong đó có giao trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ công như kiến nghị của cử tri.

2. Về tổ chức tuyển dụng và thi tuyển công chức

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 5701/TTr-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ. Theo đó, tại dự thảo Nghị định của Chính phủ, Bộ Nội vụ có đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quy định liên quan đến tuyển dụng công chức nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng trong công tác tuyển dụng, gắn việc tuyển dụng công chức với người sử dụng công chức và với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

3. Đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế theo hướng mở rộng các nhóm đối tượng tinh giản biên chế đồng thời có cơ chế chính sách mạnh hơn, phù hợp hơn cho từng nhóm đối tượng để khuyến khích những người có nguyện vọng được nghỉ hưu trước tuổi và tạo điều kiện thuận lợi trong việc tinh giản biên chế khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trả lời tại Văn bản số 555/BNV-TCBC ngày 06/02/2018 như sau:

Hiện nay, Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự và đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế theo chủ trương của Đảng. Theo đó, Bộ Nội vụ xin ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét, quyết định việc mở rộng đối tượng tinh giản biên chế, bảo đảm phù hợp với chính sách bảo hiểm xã hội và đúng mục tiêu của chính sách tinh giản biên chế theo chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ.

4. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Đề nghị sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tổ chức chính quyền địa phương

Bộ trả lời tại Công văn số 872/BNV-CQĐP ngày 06/3/2018 như sau:

1. Về đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của HĐND theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Tại Kỳ họp thứ 9 và Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các địa phương, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giao Ban Công tác đại biểu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội xây dựng trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân để thay thế Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI.

2. Về ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tổ chức chính quyền địa phương

Sau khi Luật tổ chức chính quyền địa phương được ban hành, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1910/QĐ-TTg ngày 05/11/2015 về kế hoạch triển khai Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tham mưu, giúp Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 03 Nghị quyết hướng dẫn Luật tổ chức chính quyền địa phương: (l) Nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13 ngày 14/01/2016 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của HĐND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; (2) Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; (3) Nghị quyết số 1206/2016/UBTVQH13 ngày 13/5/2016 quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND; phối hợp với Bộ Xây dựng (cơ quan chủ trì) tham mưu, giúp Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Đồng thời, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định: (1) Nghị định số 08/2016/NĐ- CP ngày 25/01/2016 quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, phê chuẩn, từ chức, mỉễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND; (2) Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng HĐND tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương.

Như vậy, các nội dung được Luật tổ chức chính quyền địa phương giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã được ban hành.

IV. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Đề nghị kiểm tra đánh giá thiệt hại, nguyên nhân hư hỏng và hỗ trợ giải pháp kỹ thuật xây dựng lại các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi bị hư hỏng (trong đó đặc biệt là công trình cầu Thia, kè suối Thia, kè suối Nung)

Bộ trả lời tại Văn bản số 521/BNN-PCTT ngày 22/01/2018 như sau:

Đợt mưa to đến rất to từ ngày 05 đến ngày 11/12/2017 tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái, đã gây lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên và thị xã Nghĩa Lộ, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông, xây dựng, đặc biệt là công trình Cầu Thia, kè suối Thia, kè suối Nung như kiến nghị của cử tri nêu trên. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải đã cử các Đoàn công tác đến tỉnh Yên Bái kiểm tra, đánh giá thiệt hại, sơ bộ xác định nguyên nhân hư hỏng công trình, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ, trong đó hỗ trợ tỉnh Yên Bái 140 tỷ đồng (Quyết định số 1941/QĐ-TTg ngày 02/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ) để ưu tiên xử lý khẩn cấp công trình chống sạt lở, thủy lợi, giao thông tại các huyện nêu trên.

Về nguyên nhân gây hư hỏng công trình: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập đoàn công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá tình hình thiệt hại do mưa lũ, nguyên nhân hư hỏng các công trình (có báo cáo kèm theo), Bộ Giao thông vận tải đã thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố cầu Thia và thông báo kết quả tại công văn số 13594/BBGTVT-KHCN ngày 01/12/2017. Theo báo cáo của các Đoàn công tác, sơ bộ nguyên nhân gây hư hỏng công trình cầu Thia, kè suối Thia và kè suối Nung là do mưa rất to trên diện rộng gây lũ lớn, kết hợp với việc bồi lấp lòng dẫn làm thu hẹp và thay đổi hướng dòng chủ lưu gia tăng tác động trực tiếp vào mố cầu, tuyến kè. Thêm vào đó, lũ lớn cuốn theo cây trôi, bùn đá đã làm gia tăng áp lực vượt quá khả năng chống chịu của các công trình. 

Về hỗ trợ giải pháp kỹ thuật xây dựng lại các công trình: Đối với cầu Thia, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 13594/BGTVT-KHCN ngày 01/12/2017 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hướng dẫn kỹ thuật khắc phục công trình cầu. Đối với kè suối Thia, kè suối Nung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng địa phương kiểm tra thực tế hiện trường, hỗ trợ giải pháp kỹ thuật để Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chỉ đạo xây dựng Dự án xử lý và đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại văn bản số 314/TT.HĐND ngày 01/12/2017.

2. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ giống để khắc phục sản xuất nông nghiệp tại các diện tích đất đã hư hỏng do lũ, sạt lở đất.

Bộ trả lời tại Văn bản số 985/BNN-TT ngày 29/01/2018 như sau:

Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh.

Trong Nghị định qui định cụ thể đối tượng áp dụng (Điều 2), nguyên tắc hỗ trợ (Điều 3), điều kiện hỗ trợ (Điều 4) và mức hỗ trợ (Điều 5).

Vì vậy trên diện tích đất có gieo trồng các loại cây trồng nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ thiệt hại, bị hư hỏng do lũ, sạt lở đất, địa phương có thể áp dụng các mức hỗ trợ giống theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 như sau:

- Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

- Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

- Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;

- Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

- Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70% hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

Năm 2017 do ảnh hưởng của thiên tai xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đã gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất lúa và rau màu vụ Mùa 2017; có khoảng gần 50 nghìn ha lúa và rau màu vụ Mùa 2017 bị thiệt hại do hạn cục bộ, bão số 2, số 4 và số 12 và đợt mưa lũ xảy ra trong tháng 10/2017. Để hỗ trợ các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai, Chính phủ đã hỗ trợ (không thu tiền) 2.665 tấn hạt giống lúa, 225 tấn hạt giống ngô và 07 tấn hạt giống rau từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2017; trong đó tỉnh Yên Bái được hỗ trợ 100 tấn hạt giống ngô và 03 tấn hạt giống rau.

Ngoài ra, trường hợp đất trồng lúa bị hư hỏng nặng do lũ, sạt lở đất không thể sản xuất được, cần phải khôi phục lại có thể áp dụng mức hỗ trợ cải tạo đất để khôi phục sản xuất theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ qui định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, tại Khoản 4, Điều 7 qui định các mức hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2. Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Vì vậy, địa phương cần xem xét diện tích đất nông nghiệp đã hư hỏng do lũ, sạt lở canh tác cây trồng nào; có thuộc loại đất chuyên canh tác lúa và có cần phải cải tạo lại đất để khôi phục sản xuất lúa hay không, để có căn cứ áp dụng các định mức hỗ trợ cụ thể.

3. Tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái để ổn định đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế

Bộ trả lời tại Văn bản số 1655/BNN-KTHT ngày 28/02/2018 như sau:

Thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bố trí dân cư với mục tiêu bố trí, sắp xếp ổn định cho 5.953 hộ ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất núi,...). Kết quả, giai đoạn 2006-2016, cả tỉnh đã bố trí, sắp xếp ổn định cho hơn 1.600 hộ ở vùng có nguy cơ cao đến định cư nơi an toàn, góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Trước diễn biến phức tạp của thiên tai trong thời gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư phát triển thực hiện dự án di dân cấp bách do thiên tai và dân di cư tự do cho các địa phương (trong đó có tỉnh Yên Bái) tại các Công văn: số 3034/BNN-KTHT ngày 12/4/2017, số 7221/BKHĐT-KTNN ngày 01/9/2017. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ủy ban Dân tộc tiếp tục rà soát lại các dự án di dân cấp bách tại Công văn số 11213/VPCP-KTTH ngày 21/10/2017 của Văn phòng Chính phủ.

Mặt khác, năm 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ vốn sự nghiệp kinh tế năm 2017 cho các địa phương tại các Công văn: số 7081/BNN-KTHT ngày 25/8/2017, số 13147/BTC-HCSN ngày 02/10/2017. Ngày 27/10/2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ 180 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện hỗ trợ di chuyển dân cư đến vùng dự án, trong đó phân bổ cho tỉnh Yên Bái 5,5 tỷ đồng để hỗ trợ di chuyển dân đến nơi an toàn (Quyết định số 1663/QĐ-TTg ngày 27/10/2017). Đồng thời, trong kế hoạch 3 năm 2018-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh Yên Bái 5 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, sớm ổn định đời sống, sản xuất cho các hộ dân (Công văn số 7083/BNN-KTHT ngày 25/8/2017).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí để các địa phương (trong đó có tỉnh Yên Bái) khắc phục hậu quả thiệt hại do bão, lũ gây ra. Tuy nhiên, nguồn lực của Trung ương còn hạn chế, đề nghị tỉnh Yên Bái chỉ đạo huy động lồng ghép các nguồn vốn của địa phương, xã hội hóa để góp phần giải quyết vấn đề trên theo yêu cầu thực tế.

V. THANH TRA CHÍNH PHỦ  

1. Cử tri đề nghị Đảng, Chính phủ cần tiếp tục quyết liệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, sau xử lý kỷ luật phải có biện pháp thu hồi, tịch thu tài sản nhà nước bị chiếm dụng, công khai tài sản nhà nước niêm phong, thu hồi đối với tổ chức, cá nhân vi phạm

Thanh tra Chính phủ trả lời tại Văn bản số 227/TTCP-KHTCTH ngày 12/2/2018 như sau:

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao và luôn xác định công tác phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực khó khăn, phức tạp, phải tiến hành kiên trì, liên tục để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng. Với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Năm 2017, toàn ngành đã triển khai 7.539 cuộc thanh tra hành chính và 237.284 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 67.754 tỷ đồng, 17.586 ha đất, đã kiến nghị thu hồi 43.321 tỷ đồng, 4.941 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 24.253 tỷ đồng, 12.645 ha đất; ban hành 148.026 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2.924 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 2.093 tập thể và cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 114 vụ việc, 192 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Thanh tra Chính phủ tiến hành 09 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, ban hành 05 kết luận; thanh tra các bộ, ngành, địa phương tiến hành 1.523 cuộc thanh tra trách nhiệm tại 3.100 cơ quan, đơn vị; qua thanh tra phát hiện 498 đơn vị có vi phạm; kiến nghị xử lý 589 tổ chức, 803 cá nhân; chấn chỉnh những khuyết điểm, tồn tại và chấn chỉnh nhiều thiếu sót, vi phạm trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Các địa phương triển khai khá đồng bộ các cuộc thanh tra trách nhiệm gồm: Bắc Kạn, Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Nam, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Tiền Giang...

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cơ quan thanh tra các cấp đã phát hiện 87 vụ việc với 123 người có hành vi liên quan đến tham nhũng (tăng 70% số vụ việc, 45% số người so với năm 2016), trong đó: công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan thanh tra các cấp đã phát hiện 50 vụ, 80 người có hành vi liên quan đến tham nhũng. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước phát hiện 22 vụ, 24 người có hành vi liên quan đến tham nhũng. Qua công tác tự kiểm tra nội bộ, các cơ quan, tổ chức đã phát hiện 15 vụ, 19 người có hành vi liên quan đến tham nhũng.

Tại các phiên họp hàng quý, Chính phủ đều nghe báo cáo và có chỉ đạo về công tác PCTN; hàng năm Chính phủ đều có báo cáo, công khai trước Quốc hội và nhân dân về kết quả công tác PCTN.
Tình hình tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai, công tác tổ chức cán bộ...Tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Thiệt hại do tham nhũng gây ra đối với ngân sách nhà nước, tài sản của nhân dân, doanh nghiệp rất lớn nhưng giá trị tài sản thu hồi thấp. Việc xử lý một số vụ án tham nhũng chưa kịp thời; công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập...

Để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được và từng bước đẩy lùi tình trạng lãng phí, trong thời gian, Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục triển khai đầy đủ các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các lĩnh vực quản lý, nhất là trong mua sắm, đầu tư công; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đồng thời phải chú trọng xem xét trách nhiệm, quy trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu để xảy ra lãng phí. Tuy nhiên, chống lãng phí là việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Do đó Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng, giám sát của quần chúng nhân dân, báo chí, qua đó tăng cường việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đối với công tác PCTN, Chính phủ đã xây dựng Chương trình hành động PCTN đến năm 2020, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp PCTN trong những năm tới; chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường quán triệt các quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong PCTN, chú trọng giải quyết các yêu cầu đặt ra từ thực tiễn của công tác PCTN, trên quan điểm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền trong xử lý tham nhũng, bất kể người đó là ai. Tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng; cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng. Góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác PCTN.

Để bảo đảm quyết tâm chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ được chuyển tải và trở thành hành động thực tế trong bộ máy hành chính cũng như các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan; Chính phủ đã yêu cầu, kiến nghị các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong PCTN. Luôn xác định PCTN là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm khiết, gương mẫu; mạnh dạn phê bình, tự phê bình và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ trong Chương trình hành động phải xây dựng kế hoạch thực hiện và hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết về công tác PCTN để triển khai thực hiện, đồng thời phải tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện của từng bộ, ngành, địa phương, đơn vị. Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động này, thường xuyên báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Chương trình hành động.

Để công tác PCTN hiệu quả, ngăn chặn và đẩy lùi được tệ tham nhũng đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt là phải đề cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, phát huy vai trò, trách nhiệm, sự chủ động và hiệu quả phối hợp công tác của các cơ quan chức năng PCTN, đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCTN đồng bộ, thống nhất, khả thi, đề cao trách nhiệm tổ chức thi hành của các cấp, các ngành và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hướng làm rõ loại thông tin phải chủ động công bố, công khai; phương thức, phạm vi, thời gian công bố, công khai; mở rộng nội dung thông tin cung cấp theo yêu cầu theo hướng tăng cường tính tự giác và chế tài nghiêm khắc.

- Hoàn thiện cơ chế phát hiện hành vi tham nhũng theo hướng phát huy mạnh mẽ các công cụ giám sát, kiểm tra của đảng, kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử trong phát hiện tham nhũng; quy định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền nhằm tránh tẩu tán tài sản và các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng ngoài quy trình tố tụng hình sự.

- Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm tích cực phát huy vai trò của báo chí trong phát hiện tham nhũng, gắn với trách nhiệm của cơ quan báo chí trong việc phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan chức năng để phục vụ việc xem xét, xử lý vụ việc tham nhũng mà báo chí đã phát hiện, đăng tải.

Một trong những giải pháp trọng tâm Chính phủ đang quan tâm thực hiện trong thời gian tới là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra truy tố, xét xử trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi tham nhũng, bất kể người có hành vi tham nhũng là ai, ở vị trí nào. Kiên quyết thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước tập thể, cá nhân bị những kẻ tham nhũng chiếm đoạt; kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị về PCTN ở Trung ương và các cấp, các ngành.

Một trong những những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt đã được Chính phủ chỉ đạo là tiếp tục hoàn thiện Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) qua đó góp phần xây dựng một cơ chế quản lý nhà nước, quản lý xã hội công khai, minh bạch; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng; sửa đổi một số luật liên quan khác nhằm xem xét hoàn thiện chế định về thu hồi tài sản tham nhũng; quy định về quản lý cán bộ có liên quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh các dấu hiệu sai phạm kinh tế, tham nhũng, không để bỏ trốn, tẩu tán tài sản; hoàn thiện cơ chế phát hiện hành vi tham nhũng theo hướng phát huy mạnh mẽ các công cụ giám sát, kiểm tra của đảng, kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước; áp dụng kịp thời các biện pháp kê biên, phong tỏa, tạm giữ tài sản, thu hồi triệt để tài sản tham nhũng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và công khai kết quả xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng.

VI. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

1. Đề nghị tiếp tục bố trí thêm nguồn vốn để khắc phục thế độc đạo của huyện Trạm Tấu (hiện chỉ có thể tiếp cận theo đường tỉnh lộ 174)

Bộ trả lời tại Văn bản số 579/BKHĐT-TH ngày 26/1/2018 như sau:

Hiện nay, kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách trung ương đã được giao cho tỉnh Yên Bái tại 2 đợt: Đợt 1 được giao tại Quyết định số 547/QĐ-TTg ngày 20/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đợt 2 được giao tại Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 29/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Do đó, trước mắt tỉnh cần triển khai thực hiện tốt nguồn vốn này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận và sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khi có nguồn bổ sung.

2. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ cấp bách kinh phí từ nguồn dự phòng để khắc phục khấn cấp 143 công trình giao thông thủy lợi trọng yếu bị hư hỏng nặng trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí ước tính khoảng 684 tỷ đồng (đặc biệt, trong đó có nhiều công trình cần phải đầu tư tổng thể mới có thể đảm bảo không bị sạt lở, trong khi nguồn lực của tỉnh rất khó khăn, không thể bố trí được như: kè suối Thia, kè suối Nung tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn; kè suối Bản Hát tại xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu; đường tỉnh lộ 174 đi huyện Trạm Tấu...)

Bộ trả lời tại Văn bản số 579/BKHĐT-TH ngày 26/1/2018 như sau:

Đối với nguồn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020: Hiện nay, chưa có chủ trương sử dụng nguồn vốn này. Do đó, trước mắt đề nghị tỉnh sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để khắc phục, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận và sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi có nguồn vốn hỗ trợ.

VII. BỘ TÀI CHÍNH

1. Hội đá hoa trắng huyện Lục Yên phản ánh tại Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý hóa giống nhau đã gây khó khăn về lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (sản phẩm đá khối hiện thu 700.000đ/m3 so với trước đây mức thu là 250.000đ/m3, tăng 280%; đá hoa trắng để sản xuất bột carbonat hiện thu 42.000đ/m3 so với trước đây mức thu là 24.000đ/m3, tăng 175%). Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét điều chỉnh quy định này cho phù hợp, tạo điều kiện để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất

Bộ trả lời tại Văn bản số 2151/BTC-TCT ngày 23/02/2018 như sau:

- Tại Điều 4 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định: 

"5. Bộ Tài chính có trách nhiệm: 
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau; 

Sau khi xin ý kiến và tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Khung giá tính thuế tài nguyên tại Thông tư số 44/2017/TT- BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính được xây dựng dựa trên: Bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành; Nguồn thông tin từ tờ khai thuế tài nguyên có sẵn thể hiện trên Hồ sơ khai thuế tài nguyên do người nộp thuế kê khai; Báo cáo kế toán, tài chính của doanh nghiệp; Nguồn thông tin từ nguồn khác: là các nguồn thông tin do cơ quan thuế thu thập do các cơ quan khác có liên quan cung cấp đã được kiểm chứng mức độ tin cậy.

Theo đó, tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 44/2017/TT-BTC hướng dẫn khung giá tính thuế tài nguyên đối với đá hoa trắng.

Căn cứ Khung giá do Bộ Tài chính ban hành, đến nay, UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên tại địa phương.

- Tại Điều 6 Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định về Khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau hướng dẫn:

"Điều 6. Điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên
4. Sở Tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin đối với các trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi văn bản về Bộ Tài chính để làm căn cứ điều chỉnh Khung giá tính thuế tài nguyên cho phù hợp, chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có phát sinh các trường hợp điều chỉnh, bổ sung Bảng giá tính thuế tài nguyên.”

Qua phản ánh từ thực tế về thuế tài nguyên đối với đá hoa trắng, ngày 07/11/2017, Tổng cục Thuế đã có công văn số 5127/TCT-CS gửi Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh Yên Bái đề nghị Sở Tài chính tỉnh Yên Bái chủ trì phối hợp Cục Thuế cung cấp các thông tin có liên quan đến kiến nghị mở rộng khung giá tính thuế tài nguyên, phân chia đá hoa trắng thành các loại khác nhau, cơ sở xác định các mức giá.

Ngày 15/01/2018, Tổng cục Thuế nhận được công văn số 20/UBND- TNMT ngày 08/1/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, ngày 08/01/2018 Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3746/STC-QLG&CS ngày 12/12/2017 của Sở Tài chính tỉnh Yên Bái báo cáo.

Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Sở Tài chính tỉnh Yên Bái đối với đá hoa trắng và báo cáo, kiến nghị của Sở Tài chính tỉnh Nghệ An, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung Khung giá tính thuê tài nguyên ban hành kèm theo Thông tư số 44/2017/TT-BTC.

VIII. BỘ QUỐC PHÒNG 

1. Trong kháng chiến chống Pháp, chổng Mỹ và công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, nhân dân xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã đóng góp rất nhiều sức người, sức của để xây dựng Hồ thuỷ điện Thác Bà và nhường đất cho Quân khu 2 đóng quân trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Sau năm 1988, Quân khu 2 rút quân khỏi địa bàn xã Thịnh Hưng và bàn giao lại cho Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 đóng quân bám giữ địa bàn; trong quá trình bàn giao các mốc giới hành chính không chính xác rõ ràng, nhân dân xã Thịnh Hưng vẫn tiếp tục sinh sống và canh tác trên diện tích đất bàn giao cho Trung đoàn 174 năm 1996, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trung đoàn 174 trên cơ sở pháp lý hồ sơ năm 1980, trong đó cấp chồng chéo lên nhiều diện tích đất của nhân dân xã Thịnh Hưng, không thực hiện các chính sách đền bù theo quy định của Nhà nước. Để nhân dân xã Thịnh Hưng ổn định đời sống, sinh hoạt, sản xuất và giải quyết dứt điểm việc tranh chấp, cử tri xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình kiến nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu, xem xét sớm có văn bản đồng ý chủ trương để Quân khu 2 bàn giao 52,8 ha đất cho 154 hộ (trong đó: khu vực trung tâm dọc Quốc lộ 70 với diện tích là 17,1 ha, 98 hộ dân; khu vục 752 với diện tích 37,5 ha, 56 hộ dân) đã sinh sống, xây dựng nhà cửa và sản xuất lâu năm tại đây, hoặc thực hiện các chính sách đền bù theo quy định hiện hành

Bộ Quốc phòng trả lời tại Văn bản số 1933/BQP-TM ngày 24/02/2018 như sau:

1. Nguồn gốc đất quốc phòng của Trung đoàn 174

- Khu đất quốc phòng tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái do Quân khu 2 quản lý, sử dụng từ năm 1979, tháng 9/1988 giao cho Trung đoàn 174/Sư đoàn 316 quản lý, sử dụng vào mục đích đóng quân, năm 1998 trên cơ sở hồ sơ năm 1980, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) số TC000217 QSDĐ/ 35QĐUBTT39Q2/ĐC ngày 01/4/1998 cho Trung đoàn 174/Sư đoàn 316, diện tích 3.557.500m2 và cấp giấy CNQSDĐ số TC000216QSDĐ/35 QĐUBTT38Q2/ĐC ngày 01/4/1998 cho Trung đoàn 752/Sư đoàn 355, diện tích 939.0002; năm 1996 Trung đoàn 752 chuyển về đóng quân xã Bảo Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và bàn giao toàn bộ diện tích đất quốc phòng, cơ sở vật chất cho Trung đoàn 174 quản lý, sử dụng.

- Từ đó đến nay Trung đoàn 174 quản lý, sử dụng 02 khu đất trên, với tổng diện tích là 4.496.500m2 tại Thôn 2 và Thôn 3, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình; năm 2000 Trung đoàn 174 được đầu tư, xây dựng cơ bản doanh trại đóng quân và công trình phụ trợ và quy hoạch xây dựng thao trường huấn luyện của đơn vị.

- Trong quá trình bàn giao giữa các đơn vị do công tác phối hợp chưa chặt chẽ, phương tiện đo vẽ thủ công, cắm mốc giới không chính xác, khi cấp giấy CNQSDĐ không tách bỏ diện tích đất địa phương đã cấp cho nhân dân sử dụng, công tác quản lý của đơn vị chưa chặt chẽ dẫn đến chồng lấn và xâm lấn để định canh đến nay chưa giải quyết được.

Đơn vị đã kiểm tra, đo vẽ xác định khu vực cấp chồng, lấn chiếm và cho nhân dân mượn để canh tác, nhưng do chưa có tiền đền bù nên chưa giải quyết dứt điểm được.

2. Hiện trạng đất quốc phòng của Trung đoàn 174

a. Khu vực 1: Tại Thôn 3, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, diện tích 3.557.500 m2, hiện có 58 hộ dân lấn chiếm định canh và định cư, diện tích 208.550 m2 (trong đó có 34 hộ dân của xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, diện tích 158.950 m2: 24 hộ dân xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, diện tích 49.600 m2; thời gian khoảng từ những năm 2001 trở về trước).

Cấp chồng giấy CNQSDĐ cho 09 hộ dân, diện tích 23.991 m2, (trong đó có 05 hộ dân của xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, diện tích 2.341 m2, cấp năm 2005; 04 hộ dân xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, diện tích 21.650 m2, cấp năm 2005).

Địa phương cấp sổ Lâm bạ cho 18 hộ dân trên địa bàn, diện tích 217.839 m2 (cấp năm 1991,1992).

Năm 1984-1997 huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho 14 hộ dân mượn canh tác với diện tích 18.930 m2 (trong đó có 13 hộ dân của xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, diện tích 17.930 m2; 01 hộ dân xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, diện tích 1.000 m2).
Tổng diện tích cấp chồng, lấn chiếm và cho mượn 469.310 m2.

b. Khu vực 2: Tại Thôn 2, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, diện tích 939.000 m2; hiện có 35 hộ dân lấn chiếm định canh và định cư, diện tích 364.250 m2 thời gian khoảng từ những năm 2001 trở về trước.

Địa phương cấp chồng giấy CNQSDĐ cho 01 hộ dân trên địa bàn, diện tích 32.925 m2 , cấp năm 1993.
Địa phương cấp sổ Lâm bạ cho 18 hộ dân trên địa bàn, diện tích 453.625 m2 (cấp năm 1989-1995).
Địa phương cấp giấy CNQSDĐ tạm thời cho 01 hộ dân, diện tích 2.500 m2 (cấp năm 1982).
Tổng diện tích bị cấp chồng, lấn chiếm; diện tích 853.327 m2.

3. Dự kiến giải quyết:

Theo quy định của pháp luật về đất đai, việc giao đất sử dụng vào mục đích quốc phòng cho địa phương quản lý, thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của UBND tỉnh Yên Bái và báo cáo của Bộ Tư lệnh Quân khu 2; nhưng Bộ Quốc phòng chưa nhận được ý kiến của UBND tỉnh Yên Bái về vấn đề trên. Do đó, chưa đủ cơ sở để nghiên cứu, xem xét và trả lời địa phương.

Sau khi xem xét báo cáo của Bộ Tư lệnh Quân khu 2 tại Công văn số 104/BTL-BTM ngày 05/02/2018 về việc giao 52,8 ha đất quốc phòng của Quân khu 2 tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho UBND tỉnh Yên Bái quản lý, sử dụng và hoàn chỉnh thủ tục pháp lý cho các hộ dân. Bộ Quốc phòng thống nhất với kiến nghị đề xuất của Bộ Tư lệnh Quân khu 2 tại công văn trên; bàn giao cho UBND tỉnh Yên Bái phần diện tích đất quốc phòng nằm ngoài khu vực đóng quân của đơn vị và không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng, đồng thời thu hồi phần đất quốc phòng hiện nhân dân mượn, lấn chiếm nhưng nhu cầu cần thiết sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng.

Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 2 để giải quyết các vấn đề cụ thể về đất đai của Trung đoàn 174/Sư đoàn 316 tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh Quân khu 2 phối hợp cùng UBND tỉnh Yên Bái để thống nhất các nội dung về việc giao, thu hồi đất quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng của Trung đoàn 174/Sư đoàn 316 theo quy định của pháp luật về đất đai, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

Các tin khác
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ ra hàng loạt đảng viên sai phạm, trong đó có nhiều cán bộ cấp cao.

Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS-TS) Nguyễn Văn Giang: "Tất cả những cán bộ có biểu hiện suy thoái cần phải được thanh lọc. Cán bộ nào đi lên bằng con đường hối lộ, luồn lọt cần phải được đưa ra ánh sáng".

Đông đảo người dân và du khách vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân dịp kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2018) và 132 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2018), Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón tiếp 50.943 lượt khách, trong đó có 11.488 lượt khách nước ngoài vào Lăng viếng Bác.

Bác Hồ với các anh hùng, dũng sĩ miền Nam. Ảnh: Tư liệu

Cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày 30/4, mỗi người dân Việt Nam lại tự hào nhớ về sự lãnh đạo tài ba, lỗi lạc của Bác Hồ - người đã đưa đất nước ta đi đến bờ vinh quang trọn vẹn của sự nghiệp đấu tranh vĩ đại và thiêng liêng: Thống nhất giang sơn.

Lễ thượng cờ Thống nhất non sông.

Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông nhằm kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 46 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục