Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Đặc xá và Luật Giáo dục sửa đổi

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/6/2018 | 8:36:23 AM

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, ngày 11/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận về hai dự án: Luật Đặc xá (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Một phiên họp của Quốc hội.
Một phiên họp của Quốc hội.

Buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi).

Trong 10 năm thi hành Luật Đặc xá, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, trong quá trình tổ chức thực hiện Luật đã bộc lộ những tồn tại, bất cập. Do đó, để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013, với quy định của các đạo luật liên quan đến tư pháp hình sự mới được Quốc hội thông qua và giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong công tác xét đặc xá thời gian qua, thì việc sửa đổi, bổ sung Luật Đặc xá năm 2007 là cần thiết.

Dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp quy định về các nguyên tắc thực hiện, thời điểm, chính sách của Nhà nước trong thực hiện đặc xá và các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện đặc xá; đặc xá nhân sự kiện trọng đại của đất nước; đặc xá trong trường hợp đặc biệt; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá; khiếu nại, tố cáo.

Dự thảo Luật tập trung sửa đổi vào ba nội dung: quy định phù hợp hơn về thời điểm, trình tự, thủ tục, điều kiện được đặc xá; bổ sung Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Nhà tạm giữ Công an cấp huyện là cơ quan có trách nhiệm thực hiện công tác đặc xá; bổ sung trách nhiệm của Tổ thẩm định liên ngành, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao trong thực hiện công tác đặc xá.

Trong phiên làm việc chiều, Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Qua 12 năm thực hiện, Luật Giáo dục đã tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, trước sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn giáo dục trong nước và quốc tế, Luật Giáo dục đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: hệ thống giáo dục quốc dân; mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục; văn bằng chứng chỉ; giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; quản lý nhà nước về giáo dục... Vì vậy, để góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là cần thiết.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 36 điều; bổ sung 3 điều mới; bãi bỏ 10 điều, phù hợp với Nghị quyết số 34/2017/QH14 của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội và tình hình thực tiễn hiện nay.

Dự án Luật tập trung vào một số nội dung như: Chính sách học phí học sinh, sinh viên sư phạm; trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo; về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận văn bằng nước ngoài; đầu tư và nguồn lực tài chính cho giáo dục; trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội...
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có bài viết "Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ IV năm 1966.

YBĐT - Đã 70 năm kể từ ngày Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Thời gian đã xa nhưng Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

YBĐT - Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc/ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái ra mắt hoạt động/ UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 5/ Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10/ Nhà đầu tư Hàn Quốc đến tìm hiểu lĩnh vực xử lý nước thải, môi trường...

Bộ trưởng Chính phủ Liên bang, Bộ trưởng Bang Quebec đón Thủ tướng và Đoàn Việt Nam tại sân bay Jean-Lesage.

Tại Hội nghị G7 mở rộng tại Quebec, Canada, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa các sáng kiến hợp tác thích ứng với biến đổi khí hậu ngăn ngừa rác thải nhựa trên đại dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục