Kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng việt nam (21/6/1925 - 21/6/2018)

Yên Bái: Xây dựng, rèn luyện đội ngũ báo chí theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/6/2018 | 8:27:57 AM

YBĐT - Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 200 người làm việc trong lĩnh vực báo chí, trong đó có 130 nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí được cấp thẻ hành nghề.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Yên Bái nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam năm 2017.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Yên Bái nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam năm 2017.


Hiện nay, tỉnh Yên Bái có 3 cơ quan báo chí là Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Tạp chí Văn nghệ Yên Bái; 7 cơ quan báo chí trung ương có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh gồm: Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Tài nguyên và Môi trường, Báo Tiền phong, Báo Xây dựng và Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc; 1 cổng thông tin điện tử tỉnh với trên 40 trang thành viên. 

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 200 người làm việc trong lĩnh vực báo chí, trong đó có 130 nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí được cấp thẻ hành nghề.

Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta vui mừng vì hoạt động nghề nghiệp báo chí đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Cùng với sự phát triển chung của báo chí cả nước, báo chí Yên Bái đã có sự phát triển khá toàn diện và vững chắc. Các hoạt động báo chí đã cố gắng bám sát hiện thực cuộc sống, có nhịp độ chuyển biến nhanh, truyền tải đầy đủ, kịp thời, chính xác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân các dân tộc trong tỉnh, phát hiện và cổ vũ các nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến. 

Với nhiệm vụ được giao, báo chí Yên Bái luôn đề cao trách nhiệm xã hội của mình, là kênh thông tin phản biện xã hội có hiệu quả. Nhiều vấn đề báo chí đưa ra đã được các cấp, các ngành có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và xem xét giải quyết như: phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, phòng chống tệ nạn xã hội, những mặt trái, bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm.

Với khối lượng lớn ấn phẩm báo chí in, chương trình phát thanh - truyền hình, thông tin điện tử, nghiên cứu - nghệ thuật được xuất bản, phát sóng, in, phát hành, phổ biến rộng rãi đến nhân dân, báo chí trong tỉnh đảm nhiệm tốt vai trò cầu nối chuyển tải thông tin, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất và người Yên Bái đến với bạn bè trong nước, quốc tế.

Các cơ quan báo chí của tỉnh ta từ ngày thành lập đến nay luôn được quan tâm củng cố xây dựng và phát triển không ngừng. Đội ngũ những người làm báo đã trưởng thành hơn, có khả năng tiếp cận những kiến thức mới để ngày càng nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

Bên cạnh mặt thành tích là chủ đạo, cũng còn có một số hạn chế như: tin, bài đưa lên báo, đài, có những thông tin còn chưa chính xác; chưa chủ động và kịp thời phản ánh những vấn đề nhạy cảm nảy sinh trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương để định hướng dư luận xã hội; chưa có nhiều những tác phẩm báo chí xứng tầm trong khu vực và cả nước.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan và lực lượng báo chí trên địa bàn tỉnh để chủ động phản ánh vấn đề mới nảy sinh có lúc chưa kịp thời; vẫn còn có biểu hiện sách nhiễu công dân và doanh nghiệp, làm cho dư luận phân tâm, đồng nghiệp phiền lòng. 

Trình độ chính trị, năng lực chuyên môn và bản lĩnh chính trị của một số phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Những khuyết điểm nêu trên đang được các cơ quan quản lý báo chí và đội ngũ biên tập viên, phóng viên nhận thức sâu sắc và tập trung khắc phục.
 

Báo Yên Bái luôn bám sát chỉ đạo, định hướng tuyên truyền của Đảng bộ tỉnh, xứng đáng là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.

Để không ngừng phấn đấu, vươn lên, xứng đáng với truyền thống báo chí cách mạng, sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và niềm tin yêu của Nhân dân, báo chí Yên Bái cần tiếp tục rèn luyện đội ngũ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để hoạt động báo chí luôn giữ vai trò xung kích tuyên truyền trên mặt trận tư tưởng của Đảng. 

Chúng ta tuyệt đối không mơ hồ với quan điểm báo chí tư sản, mà luôn khẳng định rõ ràng quan điểm của Đảng đối với báo chí. Thông tin trên báo chí là thông tin có chủ đích, có định hướng và mục tiêu rõ ràng. Vì vậy, công tác xây dựng, rèn luyện đội ngũ báo chí theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được xem trọng và đặt ra vấn đề phải làm thường xuyên.

Người làm báo học Bác về tư tưởng báo chí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí phải xác định yêu cầu hàng đầu đối với mỗi người làm báo là cần có lập trường chính trị vững chắc, phải thường xuyên học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa. 

Trong hoạt động chuyên môn, phải chú trọng kết hợp lý luận và thực tiễn, phải gần gũi nhân dân và đi sâu vào thực tế cuộc sống. Thực hiện sâu sắc lời dậy của Bác: "viết và nói phải có mục đích, có nội dung", "trước khi cầm bút viết nhà báo phải xác định rõ: Viết cho ai? Viết để làm gì? Thế thì viết cái gì? Cách viết thế nào? Viết rồi phải thế nào?".

Người làm báo học Bác về đạo đức báo chí. Hơn lúc nào hết, việc học tập và làm theo tư tưởng của Bác về đạo đức nghề báo có ý nghĩa rất lớn giúp những người làm báo chân chính hiểu sâu sắc hơn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Người làm báo cần rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp để luôn nhạy bén, sáng tạo, phải có lối sống trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, có lòng nhân ái bao dung, quan tâm, sẻ chia đối với mọi người; không lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi cá nhân và gây thiệt hại đến lợi ích xã hội, lợi ích của tập thể và của người khác; đề cao tính trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.
 
Trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan; phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của dân đối với công cuộc xây dựng đất nước; quyết liệt chống nạn tham nhũng, buôn lậu; chống lại những biểu hiện tha hóa, sa sút về phẩm chất, đạo đức và lối sống. Báo chí phải đem đến cho công chúng niềm tin ở sự thật, sự nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời, coi học tập là nhiệm vụ thường xuyên, suốt đời. Học để có ý thức trách nhiệm trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người làm báo.

Người làm báo học Bác về phong cách báo chí. Phong cách báo chí Hồ Chí Minh là sự tổng hòa những đặc điểm độc đáo, sinh động và giàu tính thẩm mỹ về tư tưởng, đạo đức, về đề tài, thể loại, kết cấu và văn phong, cũng như các hình thức thể hiện trong các tác phẩm báo chí của Bác. Phong phú về thể loại báo chí là vận dụng mọi hình thức thể loại để biểu đạt nội dung.
 
Khi tác nghiệp báo chí, phải chú trọng tới đối tượng cần giáo dục, tuyên truyền; phải hiểu rõ sở thích, nhu cầu, trình độ, phong tục, tập quán của từng loại đối tượng ấy để viết bài. Các tác phẩm báo chí phải có kết cấu chặt chẽ, viết ngắn gọn, rõ ràng, giản dị, trong sáng, dễ hiểu, viết thiết thực theo cách nói, tiếng nói của quần chúng; ngôn ngữ báo chí giản dị, trong sáng, đậm đà tính dân tộc.  Khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại, sửa chữa lại cẩn thận trước khi xuất bản.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà báo chí và thông tin phát triển chưa từng có. Công nghệ thông tin với kỹ thuật hiện đại đã tạo điều kiện cho hoạt động báo chí đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội. Thông tin ngày nay vô cùng phong phú, đa dạng, nhanh chóng và đi kèm theo đó là vấn đề phức tạp về kiểm soát, quản lý nội dung. 

Vấn đề đặt ra là, mỗi nhà báo phải rèn luyện mình, coi đó là nhu cầu tự thân nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Hơn nữa, trước yêu cầu đổi mới báo chí còn đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí đội ngũ cán bộ báo chí.
 
Các cơ quan báo chí cần rà soát, phân loại để đào tạo toàn diện cho đội ngũ báo chí bằng nhiều hình thức thích hợp, xây dựng quy chế tuyển dụng, đào tạo, bố trí, đề bạt, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, phóng viên, nhân viên trong cơ quan mình theo hướng ưu tiên người có đức, có tài; kiên quyết xử lý, thay thế những người yếu kém về tư tưởng, chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, sắp xếp, chấn chỉnh, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng nội dung, nhất là chất lượng chính trị, văn hóa, kỷ luật thông tin của các cơ quan báo chí.
 
Báo chí là nghề rất cao quý, được cả xã hội nể trọng. Cùng với 93 năm nền báo chí cách mạng, báo chí Yên Bái cũng bước qua chặng đường 60 năm. Báo chí Yên Bái đã thực sự trưởng thành và phát triển, luôn đồng hành cùng với những bước thăng trầm trong từng giai đoạn lịch sử của tỉnh. 

Hơn lúc nào hết, hoạt động báo chí Yên Bái chắc chắn sẽ luôn giữ vai trò xung kích, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đội ngũ báo chí ngày càng được nâng lên cả về tư tưởng, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái thành tỉnh phát triển khá trong khu vực, như mong muốn của Bác Hồ cách đây 60 năm, khi Người  thăm Yên Bái.

                                                                           Nguyễn Minh Tuấn 
                                                                    Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,
                                                                            Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái

Các tin khác
Đoàn viên thanh niên Báo Yên Bái tham gia Hội thi đoàn viên thanh niên ứng xử “Ba không”.

YBĐT - Chủ trương thực hiện "Ba không" được Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Yên Bái cụ thể hóa một cách thiết thực Luật Báo chí và Quy định đạo đức nghề nghiệp với nhà báo trong cơ chế thị trường.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (bên phải) tặng hoa Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu, chúc mừng những người làm báo trên cả nước.

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2018), tại buổi giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức, sáng 19/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã gửi lời chúc mừng đến đội ngũ những người làm báo cả nước.

Đồng chí Đinh Đăng Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu và trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Trạm Tấu.

YBĐT - Chiều 19/6, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái do đồng chí Đinh Đăng Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn cùng đại biểu Triệu Thị Huyền đã có cuộc tiếp xúc cử tri các xã Túc Đán, Pá Lau của huyện Trạm Tấu.

Chủ tịch Quốc hội tại buổi tiếp xúc cử ở quân khu 9, sáng nay (19/6).

"Quốc hội biểu dương và hoan nghênh tinh thần yêu nước của nhân dân, nhưng đừng để lòng yêu nước bị những kẻ lợi dụng dân chủ xuyên tạc, kích động gây rối để từ tình yêu nước trở thành phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục