Giới thiệu, trọng dụng người tài gánh vác việc nước
- Cập nhật: Thứ hai, 8/10/2018 | 8:50:06 AM
Nước ta hiện có trên dưới 90 triệu người Việt Nam. Trong số này không thể nói là không có nhân tài. Vấn đề quan trọng là Đảng phải thật sự chân thành, cầu thị và tạo điều kiện để những người tài năng thật sự tham gia gánh vác việc nước. Làm được như vậy, lo gì đất nước không phát triển.
|
Những câu chuyện sử dụng nhân tài
Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII (về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ) quy định lãnh đạo và cấp ủy viên các cấp phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, tiến cử người để thay thế mình.
Lịch sử Việt Nam có rất nhiều câu chuyện đặc biệt về việc tiến cử, sử dụng người tài của cha ông. Để kén chọn nhân tài đảm đương việc nước, các triều đại xưa tổ chức thi tuyển vô cùng ngặt nghèo. Thế nhưng, một mặt vừa thi, mặt khác cũng đề cao chuyện "cử”. Trong lịch sử đã từng có những người không đỗ cao - như Cao Xuân Dục, chỉ đỗ cử nhân - vẫn được tín nhiệm giao giữ thượng thư bộ học, lên tới cực phẩm là phụ chính đại thần…
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, nhiều trí thức của chính quyền cũ cũng được trọng dụng. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, nguyên Thống đốc Ngân hàng, nguyên Phó Thủ tướng và Quyền Thủ tướng của chế độ Sài Gòn, được mời cộng tác với chính quyền mới và tư vấn kinh tế cho các vị lãnh đạo của TPHCM khi ấy.
Bà Ngô Bá Thành, một người thuộc thành phần thứ ba trước năm 1975 ở miền Nam, sau đó nhiều năm được bầu là đại biểu Quốc hội và làm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Rất nhiều các trí thức từng làm việc dưới chế độ Sài Gòn cũng được trọng dụng trở lại.
Cầu thị, tạo điều kiện nhân tài gánh việc nước
Đảng ta đã có nhiều chính sách cụ thể về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Cách đây hơn 20 năm, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII, ngày 18-6-1997). Sau đó là Nghị quyết số 42-NQ/TW (ngày 30-11-2004) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Quy định 89-QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Cả nước ta hiện nay có trên dưới 90 triệu người Việt Nam. Trong số này không thể nói là không có nhân tài. Cùng đó, chúng ta còn có gần 500.000 trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài. Đa số họ đều đau đáu và mong muốn góp sức cho quê hương, đất nước. Song, vì nhiều lý do khác nhau, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về nước công tác còn hạn chế. |
Thời gian qua, dư luận râm ran bàn tán về chuyện "nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, tư trí tuệ”. Thông thường, những người tài đức thường có lòng tự trọng cao, có liêm sỉ và tiết tháo, họ không nịnh hót, a dua, không đem ngọc bán rao. Vậy nên, nếu không có những người lãnh đạo thật sự tài đức sẽ không thể phát hiện và sử dụng người tài.
Các tin khác
Chiều 7/10 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới thành phố Istanbul, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu lần thứ 3 và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ.
Đón Thủ tướng, Phu nhân và Đoàn tại sân bay, về phía Nhật Bản có Thứ trưởng Nghị sỹ Quốc hội Norikazu Suzuki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda,...
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Lễ tang và gia đình đồng chí Đỗ Mười chân thành cảm ơn:
Nhận được tin nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười từ trần, Lãnh đạo các nước, các đảng đã gửi thư, điện chia buồn tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Đỗ Mười.