Áp dụng một số biện pháp phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/10/2018 | 10:53:10 AM

Sáng nay (25/10), Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

So với Luật hiện hành thì dự thảo mở rộng hơn về phạm vi điều chỉnh. Liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với dự thảo Luật về mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp Phòng chống tham nhũng (PCTN) ra khu vực ngoài nhà nước. Một số ý kiến không tán thành với việc mở rộng này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, việc mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng, chống tham nhũng (PCTN) ra khu vực ngoài nhà nước trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, vì trên thực tế, tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đã và đang làm ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và hiệu quả công tác PCTN.

Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước phù hợp với quan điểm chỉ đạo tại Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng bộ với Bộ luật Hình sự (BLHS) đã mở rộng quy định xử lý đối với một số tội phạm về tham nhũng trong mọi tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước; phù hợp với yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên.

Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát để bảo đảm quy định của Luật bao quát hết được các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tổ chức tôn giáo. Có ý kiến đề nghị chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước khi họ tham gia các dự án có vốn, tài sản nhà nước. Ý kiến khác đề nghị thay cụm từ "tổ chức xã hội thường xuyên huy động” bằng cụm từ "tổ chức xã hội có huy động” các khoản góp của nhân dân cho phù hợp.

UBTVQH nhận thấy, hiện nay BLHS đã mở rộng quy định xử lý tội phạm về tham nhũng trong mọi tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đồng thời, pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh, đất đai, khoáng sản... cũng đã quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức trong công khai, minh bạch hoạt động, thực hiện một số biện pháp phòng ngừa xung đột lợi ích...

Như vậy, các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tổ chức tôn giáo và tổ chức xã hội khác khi thực hiện hoạt động liên quan đến vốn, tài sản của nhà nước hoặc có huy động các khoản đóng góp của nhân dân đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nêu trên và pháp luật khác có liên quan; nếu có hành vi tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bên cạnh đó, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật ra khu vực ngoài nhà nước là vấn đề mới, nên trước mắt UBTVQH đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý theo hướng: quy định cụ thể hơn một số biện pháp PCTN như: công khai, minh bạch tổ chức và hoạt động, kiểm soát xung đột lợi ích, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu;

Các biện pháp này áp dụng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội vì đây là các doanh nghiệp, tổ chức có huy động vốn đóng góp của nhiều cổ đông, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế hoặc có huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện như tại Điều 80 của dự thảo Luật.

(Theo GD&TĐ)

Các tin khác
Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tháng 2 năm 2012, tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu sâu sắc, tâm huyết, lời lẽ sắc sảo, đạt lý, thấu tình.

Ảnh minh họa.

Sống trong cuộc đời này, ai cũng phải có trách nhiệm. Nếu không có trách nhiệm với chính mình, công việc, gia đình, xã hội thì con người khó có thể trưởng thành, tiến bộ.

Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín

Việc lấy phiếu tín nhiệm lần này rất quan trọng bởi đây là cơ sở để đánh giá cán bộ trong đợt lấy phiếu tín nhiệm của Đảng vào cuối năm.

Giám đốc Công an tỉnh và BHXH tỉnh Yên Bái ký Quy chế phối hợp giai đoạn 2018 - 2023.

YBĐT - Chiều 24/10, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Quy chế phối hợp giai đoạn 2012 - 2018 và ký Quy chế phối hợp giai đoạn 2018 - 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
 
TIN MEDIA
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn 3, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long dự Ngày hội Đại Đoàn kết dân tộc và công bố xã An Phú đạt chuẩn nông thôn mới
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Vũ Linh (Yên Bình)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Minh Quán (Trấn Yên)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã An Phú (Lục Yên)
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam các nhà trường tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Chế Tạo
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Thượng Bằng La