Bộ trưởng Bộ Y tế: Quá tải bệnh viện tuyến trung ương, ngành y có nỗ lực nhưng chưa được như mong muốn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 27/10/2018 | 3:18:06 PM

Nói về tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến Trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế thừa nhận "ngành y đã nỗ lực nhưng chưa cải thiện như mong muốn".


Bổ sung thêm thông tin về các vấn đề y tế trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội trong sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, tình trạng quá tải tại các bệnh viện Trung ương tuyến cuối vẫn đang là vấn đề nhức nhối. Có bệnh viện tới 5.000 - 6.000 người, do nhiều nguyên nhân như người dân không tin tưởng tuyến dưới, chưa đủ bác sĩ, hạ tầng trang thiết bị chưa đầy đủ. Chất lượng khám chữa bệnh vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện nhưng vẫn có chênh lệch so với vùng thành thị. Nhân lực chưa bảo đảm chất lượng, số lượng. Mô hình đào tạo ngành y tế chất lượng tốt nhưng chưa chuẩn hóa quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh đề án đưa bác sĩ tốt nghiệp khá và giỏi lên các huyện nghèo trong 3 năm nhằm giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh tại các huyện này. Cùng với đó, nối mạng gần 100% cơ sở y tế với BHXH, tăng cường y tế cơ sở, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế triển khai nhiều biện pháp như chuyển giao nhiều kỹ thuật từ bệnh viện tuyến Trung ương xuống tuyến tỉnh; ban hành 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế và xếp hạng, đánh giá các bệnh viện một cách độc lập, công khai trên truyền thông; xây dựng nhiều bệnh viện mới ở Trung ương và tuyến tỉnh, huyện, tạo bộ mặt bệnh viện khang trang, xanh sạch đẹp, đổi mới phong cách phục vụ trong toàn ngành... Bộ trưởng cho biết với những nỗ lực toàn ngành, chất lượng khám chữa bệnh đã có những tiến bộ khá rõ nét, theo đánh giá gần đây nhất của UNDP thì chỉ số hài lòng của bệnh nhân sau khám chữa bệnh đạt 76%, một đánh giá khác cho thấy tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân nội trú là 80%.

Về hướng phát triển ngành y tế thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Bộ đang triển khai các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, thực hiện "kiềng 3 chân" các giải pháp là:

Thứ nhất, phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân gắn với y tế gia đình, y tế xã phường, kết hợp công tư, đẩy mạnh xã hội hóa, đây là giải pháp số 1.

"Chúng tôi đang thiết lập 26 mô hình điểm giống các nước đã phát triển, xây dựng toàn diện cả về con người, cơ sở vật chất, cung cách hoạt động, cơ chế tài chính", bà Tiến nói và cho biết các nước có thu nhập bình quân 15.000 đến 17.000 USD thì họ mất 10 năm xây dựng mô hình này. Việt Nam với mức thu nhập gần 3.000 USD cũng sẽ cố gắng phấn đấu 10 năm, trong 5 năm tới có mô hình cơ bản.

Thứ hai là người dân khi có bệnh vào viện thì phải được chăm sóc chu đáo, toàn diện, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sắp tới Bộ sẽ hình thành hàng loạt cơ sở khám chữa bệnh hiện đại như ở nước ngoài.

Giải pháp thứ ba là về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng. Khi thông qua Luật Giáo dục đại học, Bộ đề nghị có có cơ chế đào tạo riêng cho ngành y tế. Học 6 năm ra trường phải học thêm một năm nữa thực hành rồi thi toàn quốc để lấy chứng chỉ hành nghề qua đánh giá của hội đồng quốc gia độc lập. Sau đó phải học chuyên khoa ít nhất 2-3 năm mới có thể hành nghề, theo mô hình của quốc tế.

(Theo VTV)

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bắc Son do những vi phạm khi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016.

Một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Nga đề xuất giữ lại hiệp ước kiểm soát hạt nhân với Mỹ, nhưng đa số thành viên Liên Hợp Quốc bỏ phiếu từ chối xem xét bản dự thảo.

Ảnh minh họa

Khi trao cho Tổng Bí thư trọng trách đứng đầu Nhà nước sẽ tạo tiền đề tích cực cho việc tiếp tục củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng là bước chuẩn bị quan trọng cả về cơ sở pháp lý và thực tiễn để đưa vấn đề này thành nền nếp trong bối cảnh mới của nước ta hiện nay.

Chiều 26/10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã giải trình, làm rõ hơn các vấn đề về quản lý ngành, giải đáp băn khoăn mà các đại biểu Quốc hội đề cập trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục