Chánh án trần tình về việc tồn đọng 60% án hành chính

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/10/2018 | 11:03:36 AM

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, nguyên nhân chủ yếu là do sự vắng mặt của các cấp chính quyền khi tham gia giải quyết các vụ án hành chính.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn sáng 31/10.
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn sáng 31/10.

Tại phiên chất vấn sáng nay - 31/10, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trả lời chất vấn đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy (Thanh Hóa) xung quanh việc khởi kiện các quyết định hành chính, nhất là những vụ án hành chính liên quan đến đất đai.

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, số lượng án hành chính tăng đều qua các năm, trung bình tăng 11% mỗi năm, chủ yếu liên quan đến đất đai và thường là những vụ kiện rất khó. Tuy nhiên, tỷ lệ giải quyết các vụ án này rất thấp, chỉ đạt 39%, trong khi Quốc hội yêu cầu là 60%. Tồn đọng của án hành chính rất nhiều, chủ yếu là tại các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp và thời gian giải quyết kéo dài.

Nguyên nhân được Chánh án chỉ ra là: Bên cạnh hạn chế về phía tòa án thì sự vắng mặt của các cấp chính quyền khi tham gia giải quyết các vụ án hành chính là rất phổ biến. Họ thường không có mặt tại phiên tòa cho nên phiên tòa phải hoãn. Nếu phải xử vắng mặt, bản án bất lợi cho chính quyền thì chính quyền lại kháng cáo, kháng nghị nên vụ án kéo dài...

Về giải pháp, đối với  Tòa án, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, cơ quan này đã sắp xếp lại các Tòa án chuyên trách, tăng cường thẩm phán, nhất là cán bộ có năng lực cho các tòa hành chính, đề cao trách nhiệm của các thẩm phán khi giải quyết các vụ án hành chính, tăng cường tổng kết xét xử để đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất trong toàn quốc.

Đối với chính quyền các cấp, ủy ban nhân dân các cấp, Chánh án đề nghị phải chấp hành nghiêm quy định của Luật và Chỉ thị của Thủ tướng. Theo đó, phải cung cấp đầy đủ tài liệu cho người dân để đảm bảo quyền khởi kiện của họ, tham gia các phiên đối thoại, giải quyết các tranh chấp hành chính, các vụ kiện hành chính trước khi phải xét xử (thường chính quyền không tham gia phiên đối thoại này).

Thứ ba, các cấp chính quyền phải có mặt tại phiên tòa theo đúng thành phần, đúng đối tượng, đúng yêu cầu của luật pháp.

Thứ tư, khi bản án có hiệu lực thì phải thi hành cho nghiêm túc.

" Về phía Quốc hội, đã đến lúc, chúng ta phải tổng kết lại Luật hành chính và tố tụng hành chính bởi thực tiễn cho thấy, nếu như tất cả các khâu, các cấp mà đã nỗ lực nhưng tình hình không được cải thiện thì có thể, có điều gì đó không hợp lý trong quy định của Luật. Ví dụ như nhiều địa phương phản ánh, nếu như tất cả các vụ án hành chính mà Chủ tịch tỉnh hoặc huyện phải có mặt tại Tòa thì sẽ không có thời gian làm việc. Do đó, chúng ta cũng cần phải tổng kết. Nếu không hợp lý thì có thể sửa chữa", Chánh án Nguyễn Hòa Bình đề nghị.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

YBĐT - Thời gian qua, công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên (BCV) được các cấp ủy, hệ thống tuyên giáo toàn tỉnh chỉ đạo thường xuyên, góp phần nâng cao sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý Bộ Giáo dục và Đào tạo cẩn trọng hơn khi lấy ý kiến nhân dân các quy định do ngành chủ trì soạn thảo

Sáng nay (31/10), tiếp tục trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) về quy định đuổi học sinh, sinh viên bán dâm tại Dự thảo Quy chế học sinh, sinh viên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định đây là quy định đã có từ năm 2007 và nay Bộ Giáo dục và Đào tạo kiên quyết loại bỏ do thấy không còn phù hợp.

Hội nghị Trung ương 8 khóa XII đã thảo luận, quyết định nhiều vấn đề quan trọng.

Hội nghị Trung ương 8 vừa qua, kỳ họp Quốc hội đang sôi động và Hội nghị Trung ương 9 sắp tới đều diễn ra giữa nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, trong bối cảnh đất nước đạt được những thành tựu lớn với khí thế phát triển mới nhưng cũng đứng trước những biến chuyển chưa từng thấy của tình hình thế giới.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn sẽ bắt đầu từ sáng 30/10 và kéo dài trong 3 ngày, đến hết ngày 1/11.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục