Kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2019)

Ký ức không phai mờ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/2/2019 | 3:16:15 PM

YênBái - Đã 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra. Khi ấy, tôi mới 6 tuổi nhưng vẫn nhớ như in những câu chuyện và bầu không khí sục sôi đó. Sáng hôm ấy, bố tôi nhận tin chiến sự qua đài phát thanh. Ông ăn vội bát cơm, căn dặn mẹ sửa lại cái hầm kèo sau nhà được đào từ những năm chống Mỹ, ông còn bảo nếu giặc đến phải nghe theo lời chỉ dẫn.

Chiến sỹ Đại đội 2 bộ binh, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba về thành tích dũng cảm chiến đấu, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, giữ vững chốt trên cao điểm 340 thuộc bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai). (Ảnh: TTXVN)
Chiến sỹ Đại đội 2 bộ binh, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba về thành tích dũng cảm chiến đấu, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, giữ vững chốt trên cao điểm 340 thuộc bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai). (Ảnh: TTXVN)

Rồi bố tôi đạp chiếc xe Thống Nhất cũ lên Bảo Yên (gia đình tôi ở Nga Quán, Trấn Yên; lúc ấy bố tôi đang giữ chức Thường trực Huyện ủy Bảo Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn). Quê tôi cách biên giới trên 200 km nhưng tôi cảm nhận được bầu không khí chiến sự đã đến rất gần. Bộ đội pháo cao xạ ở gò Nâu và bãi cát gần bờ sông, phía dưới cầu Nga Quán ngụy trang trận địa, đội mũ sắt, trực chiến cả ngày lẫn đêm. 

Chiều ngày 17/2/1979, dân quân xã đến từng nhà hướng dẫn người dân phòng tránh địch, những hộ nào neo đơn được lực lượng thanh niên giúp đỡ việc đào hầm. Bác trưởng công an xã đeo xà cột đến từng nhà tuyên truyền, hướng dẫn mọi người tăng cường cảnh giác, phòng chống bọn thám báo và phòng ngừa kẻ gian, yêu cầu mọi người đi lại lúc tối trời phải có đèn đuốc thắp sáng. 

Ngay sau đó, người dân Lào Cai sơ tán về Nga Quán rất đông. Bà con được bố trí vào sân xưởng chè Yên Ninh nghỉ tạm, trong sự đùm bọc của người dân Nga Quán. Những ngày tiếp theo là những ngày hội tòng quân, chỉ riêng họ hàng nội ngoại nhà tôi đã có 9 anh lên đường nhập ngũ, ai ai cũng hăng hái, tự tin. 

Suốt những ngày chiến sự, chiếc đài National nhà tôi trở thành kênh thông tin vô cùng hữu dụng. Tối đến, các ông bà, cô bác cùng quây quần lắng nghe tin tức chiến trường. Rồi thông tin bộ đội ta chiến thắng làm nức lòng cả quê nhà. 

Thú thật là, ở lứa tuổi ấy tôi chưa thể hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh cũng như giá trị của hòa bình nhưng ít nhất tôi cũng hiểu mẹ tôi không còn lo âu, chúng tôi không phải bỏ dở buổi học để di chuyển ra hầm trú ẩn, dù đó chỉ là luyện tập. Hàng tháng, bố tôi lại về thăm nhà, mang theo gạo nương bố tự tăng gia, mang theo cá sông Chảy mà bố cùng các bác, các chú chài lưới được.

Bước vào tuổi trung niên, qua tư liệu sách báo, tôi hiểu rõ hơn đã khép lại một trang mờ của lịch sử, để mở ra trang sử mới, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng nhau phát triển. 40 năm ký ức của tôi về cuộc chiến ấy là vậy!

Tấn Đạt

Các tin khác
Trên mặt trận Cao Bằng.

Quân và dân Việt Nam không có còn con đường nào khác là phải dùng quyền tự vệ chính đáng để đánh trả để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Ông Nguyễn Văn Bình tại hang Đền Mẫu, Đồng Đăng, Lạng Sơn, nơi mà cách đây 40 năm là nơi trú ẩn  của hơn 500 người dân trước quân địch

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã diễn ra khốc liệt tại 6 tỉnh biên giới vào rạng sáng 17-2-1979, trên các mặt trận. Quân Trung Quốc dùng hỏa lực, bộ binh, xe tăng nhanh chóng lấn chiếm biên giới các tỉnh.

Chiến sỹ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17/2/1979.

Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới của Việt Nam. Dù từng tuyên bố về ý định "trừng phạt” trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới. 

Lãnh đạo Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Trạm Tấu trao đổi nghiệp vụ với Tổ Phóng viên và Tuyên truyền lưu động.

Hiện nay, việc thực hiện Nghị quyết 18, 19 luôn là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu ở huyện vùng cao Trạm Tấu. Đến nay, huyện đã giảm được 3 phòng ban, 2 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 6 biên chế và 10 cán bộ quản lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục