40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: Nam quốc sơn hà

  • Cập nhật: Thứ bảy, 16/2/2019 | 9:51:17 AM

Câu chuyện của cuộc chiến tháng 2 năm 1979 ở biên giới phía Bắc, có lẽ không bắt đầu ở thời điểm nó nổ ra. Bây giờ nhờ Internet và Wikipdea mà nhiều chuyện được bạch hóa cho bàn dân thiên hạ biết chứ không chỉ riêng cho chúng ta.

Người chiến sĩ cầm súng B41 đứng bên cột mốc biên giới Lạng Sơn - Trung Quốc (Ảnh: TTXVN)
Người chiến sĩ cầm súng B41 đứng bên cột mốc biên giới Lạng Sơn - Trung Quốc (Ảnh: TTXVN)

Trải bàn cờ các cường quốc liên quan đến Đông Dương ra, Trung Quốc - Liên Xô - và Mỹ đều muốn thế nọ thế kia. Âu là, thế nước năm 1954 đành bị chia cắt, người Việt đã biết thế nào là cắt chia thời Trịnh - Nguyễn nên những người kháng chiến của cuộc chiến Đông Dương lần 2 (tôi nói theo cách nói thông lệ của quốc tế), sau mùa xuân 1968 lại kiên quyết đàm phán trực tiếp với Mỹ, không nhờ nước nào khác can dự.

Người khổng lồ phương Bắc tuy rối ren với công cuộc thanh lọc vẫn âm thầm khó chịu với chuyện đó. Một quyết tâm dài lâu rằng chớ để "gã Việt Nam cứng đầu” cường thịnh. Họ có đủ thời gian trong khi Việt Nam dành toàn lực để kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước. Và ngay tháng 2 năm 1976, họ đã cung cấp cho Khmer Đỏ 10.000 cố vấn và nhiều triệu Mỹ kim để chuẩn bị chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam. Họ gọi Liên Xô là "kẻ thù số một”, gọi Việt Nam là tiểu bá và Mỹ là đồng minh. Người ta đã không ngần ngại lập ngôn "Mọi quan hệ quốc tế đều tạm thời, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn”.

Lịch sử đã diễn ra như vậy nhiều lần, không chỉ với phạm vi Đông Dương. Đó là khi các cường quốc chơi cờ trên máu xương của các nước nhỏ theo thói thường, mạnh vì gạo bạo vì tiền, cá lớn nuốt cá bé. Ngay như thế kỷ 21 này, thế kỷ công nghệ hóa toàn cầu hóa nhưng các nước nhỏ vẫn rên xiết vì vũ khí giết người ngày mỗi tinh xảo ghê gớm hơn và, các nước lớn vẫn hăm hở chơi cờ!

Không có nghỉ dưỡng với đội quân trường kỳ chiến đấu, quân đội nhân dân Việt Nam phải lâm chiến. Từ lâm chiến rất xác đáng, vì ta không muốn mà vẫn phải can dự. Đội quân của bè lũ Pol Pot ấy cực kỳ tàn bạo và khó chịu, bị kích động bởi hằn thù lịch sử và chủ thuyết xã hội quái gở. Suốt dải biên giới tây nam Việt Nam, nhiều dân thường bị thảm sát và một đất nước đói nghèo đã phải cưu mang nhiều người Campuchia chạy nạn.

Một trò chơi độc ác của người láng giềng phương Bắc và đồng minh là dùng Pol Pot chơi trò chọc gậy bánh xe, sâu xa hơn, máu của người Việt và người Campuchia thì đã sao? Và, đúng như họ mong đợi, Pol Pot đã làm trống dân của họ, nhổ cỏ trí thức để phá vỡ nền tảng văn hóa của đất nước Chùa Tháp bé nhỏ để rồi… Một sinh viên thường cũng có thể biết mục đích việc ấy là gì. Và sự kiện Ba Chúc như giọt nước tràn ly chịu đựng của chúng ta ở biên giới Tây Nam. Một cuộc chiến thực sự đã bắt đầu.

Vì sao ở phía Bắc là 17 tháng 2 năm 1979? Xua 120.000 quân toàn tuyến biên giới để Việt Nam không chống đỡ nổi. Hai từ xua quân ở đây cũng rất xác đáng. Chính người lính của họ cũng không hiểu nổi tại sao phải như vậy? Chiến thuật biển người, máu của số ít trong đất nước hàng tỷ người thì đã sao? Với Việt Nam ta, lại núi xương và sông máu như 13 lần của hàng ngàn năm qua. Không hoàn toàn bất ngờ nhưng nước nhỏ, dân nghèo, thế giới quay lưng, các cường quốc xỏ mũi dư luận. Đất nước như một con nhái bị kéo hai tay và căng cả hai chân, ấy là sự hả hê của các loại kẻ thù mong xé toạc Việt Nam.


3-zing134923778

Cựu binh Sư đoàn 313 Trần Văn Cung thăm mộ đồng đội tại Nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang) 

Ngậm đắng nuốt cay. Ngậm căm nuốt hờn. Trò cấm vận với luận điệu Việt Nam xâm lược Campuchia đã khiến chúng ta như thể tử thương. Ai, ai đã chống lưng và làm ngơ cho Pol Pot diệt chủng và gây chiến với Việt Nam? Ai đã hả hê với đại quân mà họ gọi là chinh phạt, thảo phạt? Việt Nam và cả nhân dân Campuchia vẫn cần một lời xin lỗi của các cường quốc, trong đó có nước Mỹ. Nếu Việt Nam không cất quân đi thì chuyện gì đã xảy ra ở đó? Và ấy là lý do bề nổi để Trung Quốc xua quân gây chiến với Việt Nam trên toàn biên giới!

Mười năm cuộc chiến ở hai đầu biên viễn. Những tưởng chúng ta đã đã chết gí. Nhưng Campuchia đã đứng vững, chúng ta đã thở phào. Nhưng di chứng của đau thương bởi cuộc chiến này mới thực sự dai dẳng. Luôn là câu hỏi còn bỏ lửng, vì sao và vì sao? Thế kỷ 20 và sau hai cuộc thế chiến đấy các vị ạ. Ở đây, mấy chục năm sau khi Việt Nam cất quân đi và phải chôn chân ở đó để xây dựng chính quyền Hun Sen, tòa án quốc tế mới chính thức tuyên xử bè lũ Pol Pot tội diệt chủng! Công lý bao giờ cũng chậm trễ và đường đi của nó trong vấn đề Campuchia thật loanh quanh, kỳ quặc.

Nam quốc sơn hà. Cương thổ thiêng liêng và tối thượng ở trong lòng người Việt. Đó là sức mạnh mà quân đội và nhân dân ta đã có được để kiên cường và luôn thoát ra. Xin đừng mất cảnh giác và quên bài học máu xương này.
(Theo NNVN)

Các tin khác
Chiến sỹ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Đoàn M123 bộ đội Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt hàng trăm tên địch tại đồi Không Tên trong 2 ngày 17-18/2/1979

Đối với một thế hệ đã đi qua cuộc chiến đấu nơi biên cương phía Bắc Tổ quốc, đó là những ngày tháng không thể nào quên trong tâm khảm và trái tim của họ. Những ngày tháng ấy, họ đi theo tiếng gọi của non sông đất nước để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng, sẵn sàng hy sinh cho khát vọng im tiếng súng, cho một biên cương hòa bình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 629 hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân.

40 năm đã trôi qua kể từ ngày Việt Nam chiến đấu chống quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới nhưng nỗi đau Vị Xuyên vẫn còn đó.

Ông Lô Ích Toản (xóm Nà Luông, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng), một trong những nhân chứng  phát hiện các nạn nhân của vụ thảm sát

Trở lại TP Cao Bằng, nơi địa đầu đất nước, không ai nghĩ rằng đúng 40 năm trước, quân và dân ở mảnh đất phên dậu này đã phải trải qua một cuộc chiến chống quân Trung Quốc, dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng lại vô cùng tàn khốc, ác liệt và đau thương, để bảo vệ biên cương thiêng liêng của Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục