Thật vinh hạnh xen lẫn cả thú vị cho Thủ đô Hà Nội của chúng ta: 20 năm trước, UNESCO đã công nhận Hà Nội của Việt Nam là "Thành phố vì hòa bình”. Để rồi hôm nay, Hà Nội đã và đang trở thành cây cầu nối cho Hòa bình ở bán đảo Triều Tiên và ở một góc độ khác, là cho cả thế giới. Nếu lần đầu, Singgapore được chọn để đàm phán thì bây giờ, nhiều người có cảm nhận lần thứ hai này sẽ rất khác.
|
Quốc kỳ 3 nước tung bay trên đường phố Hà Nội
|
Cả 2 quốc gia Mỹ và Triều Tiên đều thống nhất chọn Hà Nội - "Thành phố vì hòa bình” làm nơi có thể ngồi lại với nhau quả là không dễ dàng nhưng hóa ra cũng khá hợp lý với rất nhiều lý do thú vị của nó.Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên về thể chế chính trị, cả hai nước đều đã trải qua chiến tranh, chết chóc đến cả triệu người; thấu hiểu việc đất nước bị ngăn cách, ly biệt sẽ thế nào...
Trong khi đối với Mỹ, từ chỗ là kẻ thù của nhau, Việt Nam đã tạm gác lại quá khứ với Mỹ để hướng tới tương lai. Và nay, 2 nước đã trở thành đối tác toàn diện với nhiều tiềm năng để gắn kết với nhau vì lợi ích dân tộc mình. Việt Nam đã làm một cuộc Đổi mới từ trên 30 năm trước, nay bước đầu đã cho thấy sự thành công đáng khích lệ về nhiều mặt.
Tinh thần hiếu khách của nước chủ nhà vốn là đặc tính của người Việt ta. Chúng ta lại tự thấy việc được 2 nước tin tưởng uỷ thác để làm một việc hệ trọng, đó chính là một vinh dự cho Việt Nam. Qua đó có thể giúp đem hình ảnh Việt Nam thân thiện đến với thế giới thông qua chuyện tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Đó chính là điều rất cần làm.
Có lẽ việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đích thân đi kiểm tra các nơi diễn ra sự kiện cuộc gặp và đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm an ninh phải thật tốt chứng tỏ nước chủ nhà mong muốn hội nghị diễn ra hoàn hảo, không có sơ suất dù nhỏ xảy ra. Việc Thủ tướng đến kiểm tra Trung tâm báo chí quốc tế đã cho thấy rõ điều này. Chỉ trong ít ngày, chúng ta đã hoàn thành một "núi việc” lại còn làm tốt hơn cả mong đợi của bạn bè quốc tế.
Lịch sử Việt Nam với biết bao biến cố trong chiến tranh và xây dựng đất nước nên hiểu rõ, còn rất nhiều thứ cần giải quyết và không thể ngay trong một sớm một chiều. Song những gì 2 nước Mỹ - Triều Tiên và một số nước có ảnh hưởng quan trọng với bán đảo Triều Tiên hôm nay đã và đang cố gắng giải quyết để loài người chúng ta có quyền hy vọng sẽ thu về nhiều trái ngọt, yên bình.
Thế giới hôm nay chí ít cũng thở phào bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngồi lại với nhau cùng với những thông điệp thiện chí. Cần hiểu rằng, phải có thiện chí cao độ thì mới có cuộc gặp được trông đợi đang sắp diễn ra. Và Việt Nam chúng ta hy vọng sẽ ghi một dấu ấn to lớn của mình trong lịch sử nhân loại với tư cách là một quốc gia được lĩnh ấn - làm "Chiếc cầu nối vĩ đại của Hòa bình thế giới” ở thế kỷ 21 này.
(Theo kinhtedothi.vn)
Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2019), sáng 27/2, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã tới thăm, chúc mừng cán bộ y, bác sỹ, nhân viên Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái.
Chiều 26/2, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã tới thăm, chúc mừng cán bộ y, bác sỹ, nhân viên Sở Y tế nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2019).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện cảm ơn đến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, hai nước đã ra Tuyên bố chung CHXHCN Việt Nam-Vương quốc Campuchia