Đối tượng nào dễ nhiễm virus hMPV và nên phòng bệnh ra sao?

  • Cập nhật: Thứ bảy, 11/1/2025 | 9:25:53 AM

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương,cũng từng phát hiện một số trường hợp nhiễm hMPV trên bệnh nhi viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Tuy nhiên chưa có trường hợp nào biến chứng nặng.

Người dân nên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để phòng bệnh đường hô hấp.
Người dân nên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để phòng bệnh đường hô hấp.

Những ngày gần đây, thông tin về loại virus hMPV gây bệnh đường hô hấp đang được nhiều người quan tâm. Nhiều người cũng lo lắng về nguy cơ gây biến chứng, cách lây lan của loại virus này.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tại Việt Nam, hMPV không phải là virus mới, loại virus này từng được phát hiện trong các năm 2023, 2024. Bệnh viện Nhi Trung ương cũng từng phát hiện một số trường hợp nhiễm hMPV trên bệnh nhi viêm tiểu phế quản và viêm phổi; tuy nhiên, chưa có trường hợp nào biến chứng nặng.

Human Metapneumovirus (hMPV) là virus đường hô hấp thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện vào năm 2001, bởi các nhà khoa học Hà Lan. Đây là loại virus có khả năng lây lan nhanh, lưu hành chủ yếu vào mùa đông-xuân, gây nhiễm trùng hô hấp. 

Virus này lây lan qua đường giọt bắn chứa virus, khi người bệnh ho, hắt hơi... Virus có thể tồn tại lâu trong không khí, bề mặt, đồ vật và lây truyền cho người lành khi tiếp xúc.

Các đối tượng dễ nhiễm virus hMPV là: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh; người già trên 65 tuổi; người suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền như: Bệnh tim bẩm sinh, loạn sản phế quản phổi, suy giảm miễn dịch bẩm sinh...

Hiện nay, bệnh do hMPV chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng.

Theo các bác sĩ, thông thường, bệnh do virus hMPV gây ra có diễn biến nhẹ và người bệnh có thể hồi phục sau 2-5 ngày. Tuy nhiên, với những đối tượng nguy cơ như trẻ nhỏ, trẻ có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... có thể bị các biến chứng như: Viêm tiểu phế quản suy hô hấp; viêm phổi suy hô hấp; có thể đồng nhiễm với các vi khuẩn, virus khác, gây tình trạng nhiễm trùng toàn thân nặng, làm kéo dài thời gian điều trị.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để phòng bệnh do virus hMPV, người dân cần thực hiện các biện pháp như:

- Với trẻ nhỏ, cần được bú sữa mẹ, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

- Người dân thực hiện vệ sinh môi trường, tăng cường vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

- Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.

- Hạn chế đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh.

- Người dân nên đeo khẩu trang khi ra ngoài.

- Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch theo chương trình Tiêm chủng mở rộng.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Khởi đầu năm mới, mọi người đều mong muốn cải thiện sức khỏe. Bên cạnh tập thể dục, chăm lo giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng... có một cách đem lại rất nhiều hiệu quả.

Thừa uỷ quyền, Thạc sỹ, Bác sỹ Chuyên khoa II Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Y tế và Tiến sỹ, Bác sỹ Chuyên khoa II Trần Lan Anh – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho 16 cá nhân đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua năm 2024.

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bệnh viện năm 2024, triển khai phương hướng hoạt động năm 2025.

Em nhỏ bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ được điều trị tại bệnh viện ở Nyiragongo, gần Goma, Bắc Kivu (CHDC Congo) ngày 15/8/2024.

Theo hãng tin Bloomberg, ngày 9/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết đã phát hiện ra một ổ dịch chủng đậu mùa khỉ (mpox) chủng mới.

Cụ Dễ (phải) bình phục sau 1 ngày điều trị. Ảnh: Phương Thúy.

Phó giáo sư Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khen gia đình cụ ông 103 tuổi có kiến thức về đột quỵ đã đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục