Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Kiến trúc

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/3/2019 | 1:59:43 PM

YênBái - Sáng nay (12/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Kiến trúc.

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Kiến trúc, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với hướng tiếp thu giải trình của ban soạn thảo, đồng thời đề nghị tiếp tục chỉnh lý dự thảo luật ở 2 nhóm chính sách: quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ đồng tình với các quy định trong luật nhằm phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam trong kiến trúc, giúp hạn chế các loại hình kiến trúc ngoại lai gây phản cảm như thời gian qua, tuy nhiên, cần làm rõ hơn về nội hàm văn hóa các dân tộc nhằm giữ gìn văn hóa dân tộc Việt Nam. 

Các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng tình về việc cần có quy định về việc thành lập Hội đồng Kiến trúc quốc gia theo hướng thành lập khi cần thiết, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ; cũng như giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề ở địa phương với thành phần là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chuyên gia.
(Theo VTV)

Các tin khác

Ngày 12/3, Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tổ chức họp phiên thường kỳ tháng 3/2019. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Đoàn Thị Hương xuất hiện tại phiên tòa hôm 11/3.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 11/3 cho biết thêm thông tin liên quan đến phiên toà xét xử nghi phạm người Việt Nam Đoàn Thị Hương.

Cán bộ, đảng viên phường Minh Tân, thành phố Yên Bái tìm hiểu Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 24 về "Tăng cường trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị”; chỉ đạo cấp ủy, tổ chức Đảng xây dựng kế hoạch, xác định 3 nội dung đột phá trong thực hiện Chị thị 05 của Bộ Chính trị. 

Đông đảo tăng ni, phật tử của thành phố Hà Nội tham dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2562. Ảnh minh họa

Suốt nhiều năm qua, các thế lực thù địch luôn triệt để lợi dụng từ "tự do” trong cụm từ "quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật” của hệ thống pháp luật Việt Nam để tổ chức các hoạt động chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục