Lễ hội Thống nhất non sông 2019 tôn vinh giá trị lịch sử

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/4/2019 | 2:45:17 PM

Lễ hội "Thống nhất non sông năm 2109" được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị, nhằm tôn vinh giá trị lịch sử và cách mạng dân tộc.

Lễ hội Thống nhất non sông năm 2018.
Lễ hội Thống nhất non sông năm 2018.

Ngày 10/4, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Lễ hội "Thống nhất non sông năm 2019," nhân kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2019), 47 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2019).

Một trong số những hoạt động chính của Lễ hội là Chương trình nghệ thuật "Khát vọng hòa bình" diễn ra vào tối 29/4, tại bờ Nam Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.

Chương trình do Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị thực hiện chương trình.

Chương trình nghệ thuật "Khát vọng hòa bình" có sự tham gia của những nghệ sỹ đến từ Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam phối hợp với Đoàn Nghệ thuật Quảng Trị biểu diễn. Thông qua các tiết mục, chương trình muốn chuyển tải giá trị lịch sử, ý nghĩa, khát vọng thống nhất của nhân dân hai miền Nam-Bắc.

Trong khuôn khổ chương trình còn có hoạt động trao quà tặng gia đình chính sách. Chương trình được tường thuật trực tiếp trên kênh Truyền hình Nhân dân và các Đài Phát thanh-Truyền hình địa phương.

Lễ hội "Thống nhất non sông năm 2019" có những hoạt động chính diễn ra vào ngày 30/4 như Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông,” Lễ khánh thành công trình "Bảo tồn, tôn tạo bờ Nam Di tích quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải,” giải đua thuyền "Thống nhất non sông,” Hội bài chòi.

Lễ hội "Thống nhất non sông năm 2109" được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ý nghĩa của ngày kỷ niệm lịch sử trọng đại của quê hương, đất nước.

Đây cũng là dịp để tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc. Thông qua đó, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy hơn nữa lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc, khẳng định những thành tựu vĩ đại mà dân tộc ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Phiên họp 33 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Lý do đề nghị rút 2 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Bảo vệ môi trường và Luật Đất đai vì cần thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.

Ngày 20-6-1985, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đồng Sỹ Nguyên đến kiểm tra công trình xây dựng cầu Chương Dương và trực tiếp quét sơn lan can cuối cùng trước lễ thông cầu, 30-6-1985.

Suốt chặng đường hơn 70 năm hoạt động cách mạng cũng như khi trở về đời thường, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - người con ưu tú của quê hương Quảng Bình, vị danh tướng tài ba của chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh "huyền thoại” luôn nặng lòng với quê hương, nguồn cội.

Sáng nay - 10/4, tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp lần thứ 33 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Sáng ngày 10/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 33.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục