Kỷ niệm 43 năm Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất (25/4/1975 - 25/4/2019)

Gắn bó với nhân dân để thực hiện tốt nhiệm vụ người đại biểu

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/4/2019 | 8:22:38 AM

YênBái - Nắm chắc tình hình của tỉnh, ghi nhận được nhiều tâm tư nguyện vọng của cử tri và nhân dân, thế hệ đại biểu Quốc hội các khóa của tỉnh Yên Bái đã đề xuất tại diễn đàn Quốc hội những quyết sách quan trọng về quốc kế dân sinh.

Đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái kiểm tra công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Mù Cang Chải.
Đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái kiểm tra công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Mù Cang Chải.

Sau 1 năm giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, ngày 25/4/1976, trên 23 triệu cử tri của nước Việt Nam thống nhất đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam thống nhất. 


Cử tri cả nước đã bầu đủ 492 đại biểu ngay ở vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. 
Trong số đại biểu được bầu, có 80 đại biểu là công nhân, 100 là nông dân, 398 đảng viên, 132 phụ nữ, 67 đại biểu là người dân tộc thiểu số... Trong số 492 đại biểu Quốc hội khóa VI, tỉnh Hoàng Liên Sơn có 4 đại biểu gồm các ông Nguyễn Ngọc Hồ, Bàn Văn Quan, Hoàng Quốc Thịnh và bà Hoàng Thị Khước. 

Tổng Thư ký Quốc hội Ngô Hạnh Phúc khẳng định: Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội khóa I năm 1946 đã chính thức hóa về mặt pháp lý Nhà nước và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì cuộc tổng tuyển cử năm 1976 lại mang ý nghĩa chính thức hóa việc thống nhất nước nhà. 

Kết quả của cuộc tổng tuyển cử còn là thắng lợi của đường lối cách mạng sáng tạo của Đảng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh mang tầm vóc một học thuyết cách mạng giải phóng và phát triển với ý chí không lay chuyển nổi về độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Đây còn là bằng chứng về sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta, quyết tâm đánh và đánh thắng mọi thế lực phá hoại nền độc lập, tự do mà ông cha ta đã nhiều năm vun đắp. 

Trước đó, Quốc hội khóa V bầu ngày 6/4/1975, thời điểm chỉ cách chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tỉnh Yên Bái có 6 đại biểu. Nghị quyết Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V (ngày 27/12/1975) về việc bỏ khu tự trị và hợp nhất một số tỉnh, trong đó có Yên Bái. 

Từ tháng 1/1976, các đại biểu Quốc hội được bầu tại tỉnh Yên Bái, tỉnh Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai hoạt động cùng trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoàng Liên Sơn. 

Sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI, đáp lại niềm tin tưởng của cử tri 2 miền Nam, Bắc, các đại biểu Quốc hội tỉnh Hoàng Liên Sơn đã tích cực tham gia các hoạt động, thể hiện tinh thần trách nhiệm với cử tri và nhân dân. 

Ngay trong Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa VI đã thông qua Nghị quyết về đổi tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất là Hà Nội; quyết định tổ chức các cơ quan trong bộ máy Nhà nước của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh... 

Trong nhiệm kỳ 1976 - 1981, Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp 1980, thông qua 6 luật và pháp lệnh, phê chuẩn 12 hiệp định, hiệp ước và công ước quốc tế.

Nắm chắc tình hình của tỉnh, ghi nhận được nhiều tâm tư nguyện vọng của cử tri và nhân dân, thế hệ đại biểu Quốc hội các khóa đã đề xuất tại diễn đàn Quốc hội những quyết sách quan trọng về quốc kế dân sinh.

Cụ thể là phải có chính sách để nhanh chóng hình thành các vùng thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thực phẩm tại chỗ, giải quyết tình trạng thiếu thực phẩm phục vụ đời sống bộ đội, công nhân; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của các HTX, vùng kinh tế mới, vùng thâm canh lương thực.

Tạo điều kiện để sớm hoàn thành các công trình giao thông kinh tế kết hợp với quốc phòng, cung cấp thêm phương tiện vận chuyển; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số; đào tạo nhiều hơn đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật là những người tại chỗ ở miền núi và vùng cao.

Đề xuất các giải pháp để nhanh chóng khôi phục lại nghề rừng và phát triển nghề rừng để phục vụ cho 3 chương trình kinh tế lớn; thực hiện việc cải cách hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010...  

Hiện nay, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái có 6 đại biểu. Với ý thức trách nhiệm lớn lao, 6 đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã chủ động nghiên cứu, học tập, sâu sát trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, gần gũi, gắn bó với nhân dân để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của người đại biểu. 

Tham gia đầy đủ các phiên làm việc và các hoạt động tại kỳ họp, thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội và tâm tư nguyện vọng của cử tri và nhân dân Yên Bái được các đại biểu mang đến nghị trường Quốc hội cùng thảo luận, quyết định những chính sách, tạo động lực để Yên Bái phát huy nội lực, sớm hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh Yên Bái đề ra, xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành tỉnh phát triển của khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Quang Tuấn

Tags Yên Bái cử tri đại biểu Quốc hội

Các tin khác
Cán bộ Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện Yên Bình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Quán triệt quan điểm chỉ đạo và phương châm hành động "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, kỷ cương, hiệu quả”, huyện Yên Bình đã và đang huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm và nỗ lực cao nhất để hiện thực hóa Chương trình hành động số 144-CTr/TU, ngày 15/2/2019 của Tỉnh ủy bằng những việc làm thiết thực và mục tiêu cụ thể.

Đồng chí Nguyễn Thanh Xuân (giữa) – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội.

Ngày 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Trạm Tấu tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 với sự tham dự của 116 đại biểu ưu tú, tiêu biểu đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc của huyện.

Chiến sĩ trẻ Trung đoàn 174 giúp gia đình chính sách trên địa bàn thôn Thanh Bình xã Phú Thịnh.

Thực hiện chương trình phối hợp kết nghĩa giữa huyện Yên Bình (Yên Bái) với Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2, những năm qua cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174 đã đóng góp nhiều công trình, phần việc thiết thực giúp địa phương phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở địa bàn ngày càng vững chắc.

Cán bộ MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên ký kết chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ của tỉnh.

Với việc xác định rõ được các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tiến độ và lộ trình thực hiện, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội ở Yên Bái đã và đang thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 144 của Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục